Điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh thực phẩm
Do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng tăng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang phát triển ngành kinh doanh thực phẩm để đáp ứng cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, tình hình kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam đang rất phát triển và tiềm năng. Với sự đa dạng về nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thành công trong kinh doanh thực phẩm, các công ty FDI cần nắm vững các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, và tuân thủ các quy trình kiểm tra và quản lý để đáp ứng các điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý
Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
Luật Đầu tư 2020;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật An toàn thực phẩm 2010;
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, quy định của pháp luật chưa có định nghĩa về FDI, định nghĩa gần nhất với FDI được quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu là:
Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%.
Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và nước ngoài.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Để nhà đầu tư có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngành kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam, trước tiên họ cần đáp ứng các quy định về việc gia nhập thị trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này. Kinh doanh thực phẩm có thể bao gồm các hoạt động sau:
Sản xuất thực phẩm;
Bán buôn bán lẻ thực phẩm;
Xuất nhập khẩu thực phẩm.
Theo biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, hiện nay Việt Nam hiện không hạn chế các nhà đầu tư tiếp cận ngành nghề kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều kiện sau:
Đối với hoạt động bán lẻ: việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT);
Đối với hoạt động sản xuất thực phẩm tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh: phải thuê địa điểm trong các khu công nghiệp.
Ngoài các điều kiện tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý thực phẩm. Chẳng hạn các quy định về chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố thực phẩm, xin cấp phép lưu hành tự do.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu thực phẩm mua hoặc sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
Thực phẩm xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, số công bố thực phẩm.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức, cá nhân là thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu công ty
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu côn gty. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Hiện doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu mà tự thực hiện việc quản lý, bảo quản con dấu công ty.
Thông báo phát hành hóa đơn, đăng ký hóa đơn điện tử;
Xin giấy phép bán buôn, bán lẻ cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực phẩm công ty kinh doanh
Thực hiện công bố thực phẩm, xin cấp số lưu hành tự do thực phẩm (CFS) đối với các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài nếu có yêu cầu.
Một số câu hỏi liên quan
Ngoài thành lập công ty FDI, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam dưới hình thức nào?
Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, ngoài thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư ở Việt Nam dưới dạng:
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Đầu tư theo hợp đồng BCC
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp không công bố thông tin doanh nghiệp có bị xử phạt không?
Theo Khoản 1 Điều 45 Nghị định 122/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty FDI của Luật Việt An
Tư vấn doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh thực phẩm;
Soạn thảo hồ sơ thực hiện các nghĩa vụ đăng ký, báo cáo với cơ quan quản lý đầu tư khi thành lập công ty;
Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện các thủ tục liên quan;
Cung cấp dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp và các dịch vụ sau thành lập khác;
Tư vấn thường xuyên cho khách hàng sau khi công ty đi vào hoạt động;
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh thực phẩm, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.