Định giá tài sản góp vốn vào công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020

Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp là một thủ tục cần thiết để xác định số vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu? Tỉ lệ góp vốn giữa các thành viên như thế nào? Để dựa vào đó và xác định các chức danh của các thành viên trong công ty. Vì đây là một vấn đề quan trọng, công ty Luật Việt An xin cho quý khách hàng về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015;
  • Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020;
  • Luật Phòng chống tham nhũng 2018;
  • Luật Viên chức 2010;
  • Luật Cán bộ, công chức 2008.

Tài sản góp vốn là gì?

Tài sản là gì?

Theo Điều 105 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản có thể bao gồm bất động sản và động sản (có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai).

Tuy đây là một quy định được thể hiện dưới dạng liệt kê, nhưng phạm vi bao trùm của khái niệm này lại rất rộng, hầu như mọi thứ đều có thể được coi là tài sản.

Ví dụ: Một hạt giống được coi là tài sản (tài sản hiện có), và cây trồng sau này được phát triển phát triển từ hạt giống đó cũng được coi là tài sản (tài sản hình thành trong tương lai).

Góp vốn là gì?

Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn đề thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Điều này được quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 đã quy định rằng tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, trừ các trường hợp như:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vi mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng. Cụ thể:
    • Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 thì cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh quy định tại Luật phòng chống tham nhũng.
    • Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viên tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác (Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức 2010).
    • Theo Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý, hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.

Do đó, không phải toàn bộ cán bộ, công chức đều không được góp vốn vào doanh nghiệp, mà chỉ cấm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước, và gia đình của người đó góp vốn vào doanh nghiệp mà đang hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó quản lý.

Tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghê, bí quyết kĩ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Do đó, có thể hiểu tài sản góp vốn mà cá nhân, tổ chức dùng để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn khi đã thành lập công ty là các vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Dẫu vậy, cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 đều có thể dùng để góp vốn vào doanh nghiệp, chỉ những loại tài sản nào có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam mới có thể tham gia góp vốn.

Quy định của Việt Nam về định giá tài sản góp vốn

Điều 36 Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

Hình thức tài sản góp vốn

Nếu tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông sáng lập có thể trực tiếp định giá tài sản góp vốn nhưng phải tuân theo đúng nguyên tắc đồng thuận, hoặc tài sản được định giá một cách gián tiếp do một tổ chức thẩm định giá định giá.

  • Trường hợp tài sản góp vốn được tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
  • Trường hợp tại thời điểm góp vốn, tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó, thì vào thời điểm kết thúc định giá, số chênh lệch giữa giá trị tài sản được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn sẽ được các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm. Đồng thời, các thành viên, cổ đông sáng lập cũng liên đới chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra xuất phát từ hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế.

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình doanh nghiệp hoạt động

Trong quá trình hoạt động, chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn có thể thỏa thuận định giá về tài sản góp vốn, hoặc có thể giao tài sản góp vốn cho một tổ chức thẩm định giá định giá.

  • Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
  • Trường hợp tại thời điểm góp vốn, tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó, thì vào thời điểm kết thúc định giá, số chênh lệch giữ giá trị tài sản góp vốn được định giá và giá trị tài sản thực tế sẽ do người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới chịu trách nhiệm góp thêm để bù vào phần chênh lệch đó. Đồng thời, các thiệt hại xuất phát từ hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn so giá trị thực tế của tài sản đó cũng sẽ được các đối tượng trên liên đới chịu trách nhiệm.

Một số lưu ý về định giá tài sản góp vốn

  • Việc định giá tài sản được chia thành hai thời điểm khác nhau:
    • Vào thời điểm thành lập doanh nghiệp;
    • Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Vào những thời điểm khác nhau, người định giá tài sản, người chịu trách nhiệm về phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn được định giá so với giá trị thực tế của tài sản, cũng như người chịu trách nhiệm về thiệt hại xuất phát từ việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn cũng có sự khác biệt nhất định. Vì thế, khi định giá tài sản góp vốn, quý khách hàng phải cần cẩn trọng và lưu ý về vấn đề này.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về định giá tài sản xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An qua điện thoại, Zalo hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO