Được nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng không?

Ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng mua sắm các sản phẩm mới đắt đỏ. Do đó, thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng đang ngày càng nở rộ. Vậy có được nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng không?Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy định nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng tại Việt Nam.

Được nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng không?

  • Theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các loại hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng là hàng hóa cấm nhập khẩu, trừ một số trường hợp được cho phép nhập khẩu.
  • Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 31/2019/QĐ-TTg, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu là các sản phẩm công nghệ thông tin đã được thương mại hóa và được đưa vào sử dụng; không áp dụng đối với các sản phẩm mẫu, đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Lưu ý: Chi tiết các Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2018/TT-BTTTT.

Trường hợp nào được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng?

Mặc dù sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc vào hàng hóa cấm nhập khẩu, tuy nhiên có một số trường hợp vẫn có thể được nhập khẩu loại hàng hóa này theo quy định tại Quyết định 18/2016/QĐ-TTg và Quyết định 31/2019/QĐ-TTg, bao gồm:

Nguyên tắc nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

Đối tượng theo Quyết định 18/2016/QĐ-TTg

Theo Điều 4 Quyết định 18/2016/QĐ-TTg, trường hợp sản phẩm công nghệ thông tin được phép nhập khẩu bao gồm:

  • Nhập khẩu sản phẩm theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức.
  • Nhập khẩu sản phẩm để làm thiết bị Điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất.
  • Nhập khẩu sản phẩm để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài.
  • Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dùng đã qua sử dụng.
  • Tái nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã hết thời hạn bảo hành sau khi đưa ra nước ngoài để sửa chữa.
  • Nhập khẩu sản phẩm, linh kiện đã được tân trang, làm mới để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản phẩm, linh kiện đó hiện nay không còn được sản xuất.

Lưu ý việc nhập khẩu trong trường hợp này phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

Đối tượng theo Quyết định 31/2019/QĐ-TTg

Căn cứ Điều 4 của Quyết định 31/2019/QĐ-TTg, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài.

Lưu ý việc nhập khẩu trong trường hợp này phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng;
  • Hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều kiện để nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

Đối với các trường hợp được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng nêu trên thì từng trường hợp nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam còn cần phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 18/2016/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

Hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức

  • Chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất của người nhập khẩu;
  • Phải là tài sản của tổ chức ở nước ngoài có mối quan hệ với người nhập khẩu thông qua sở hữu cổ phần, phần góp vốn hoặc liên kết khác.

Nhập khẩu để làm thiết bị điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất

Điều kiện để nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

Nhập khẩu để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài

  • Sản phẩm nhập khẩu phải tái xuất sau khi kết thúc hợp đồng sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài.

Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dùng đã qua sử dụng

Điều kiện để nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng 1

Sản phẩm, linh kiện đã được tân trang, làm mới để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản phẩm, linh kiện đó hiện nay không còn được sản xuất

  • Sản phẩm phải có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới; có nhãn hàng hóa;
  • Chỉ được sử dụng với mục đích thay thế cho các sản phẩm, linh kiện bị lỗi, hỏng của khách hàng trong nước, không được chuyển nhượng, bán lại;
  • Sản phẩm, linh kiện hỏng được thu hồi sau khi thay thế cho khách hàng phải được tái xuất hoặc xử lý tiêu hủy.

Hồ sơ xin nhập khẩu sản phẩm

Căn cứ quy định tại Điều 7 Quyết định 18/2016/QĐ-TTg, hồ sơ để người nhập khẩu nộp cho Bộ Thông tin và Truyền thông để xin nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cho phép nhập khẩu của người nhập khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư): 01 (một) bản sao có chứng thực, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì khi nộp phải mang theo bản chính để đối chiếu.
  • Tài liệu kỹ thuật mô tả sản phẩm: 01 (một) bản sao;
  • Tài liệu chứng minh sản phẩm công nghệ thông tin nhập khẩu: 01 (một) bản chính;
  • Tài liệu thể hiện nguồn gốc sản phẩm (hóa đơn, hợp đồng mua bán hoặc tài liệu tương đương): 01 (một) bản sao.

Thủ tục thực hiện nhập khẩu sản phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 2: Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trả lời

  • Trường hợp người nhập khẩu cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Trường hợp đã đầy đủ hồ sơ: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời cho phép nhập khẩu.
  • Trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Một số câu hỏi liên quan

Điện thoại đã qua sử dụng có được nhập khẩu vào VN không?

Theo Phụ lục của Thông tư 11/2018/TT-BTTTT, bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dùng là gì?

Sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dùng là sản phẩm công nghệ thông tin được thiết kế và sử dụng để thực hiện những công việc đặc biệt trong các ngành sản xuất chuyên môn hoặc phục vụ trong phòng thí nghiệm, phòng đo kiểm, không phải là sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường.

Sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang, làm mới là gì?

Sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang, làm mới là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện, phục hồi chức năng, hình thức để có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới cùng chủng loại.

Sản phẩm tân trang, làm mới phải có nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt ghi rõ là sản phẩm tân trang, làm mới hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về được nhập khẩu sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng không? Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO