Giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường thủy

Vận tải đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia có đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi phát triển như Việt Nam. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định quốc tế, Giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường thủy trở thành yêu cầu thiết yếu cho các phương tiện tham gia hoạt động vận tải này. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp khách hàng tìm hiểu về loại giấy phép này.

Giấy phép vận tải đường thủy

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy
  • Thông tư 08/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2013/TT-BGTVT và Thông tư 13/2023/TT-BGTVT.

Lý do cần có Giấy phép

Việc mua bán hàng hóa với quốc tế, vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng được quan tâm hơn do đó mà Giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường thủy là một trong những loại giấy phép quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức. Dưới đây là một số lý do mà khách hàng cần phải làm thủ tục xin Giấy phép này:

  • Đảm bảo an toàn và an ninh:Giấy phép giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các hoạt động vận tải qua biên giới, đảm bảo an toàn cho phương tiện, hàng hóa và con người. Đồng thời, kiểm soát việc di chuyển của các phương tiện qua lại biên giới, ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, ma túy, và khủng bố.
  • Bảo vệ môi trường: Hoạt động vận tải thủy có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, do đó cần được kiểm soát chặt chẽ. Giấy phép vận tải giúp đảm bảo các phương tiện tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, như sử dụng nhiên liệu sạch, xử lý rác thải đúng cách.
  • Thu thuế và phí: Giấy phép vận tải là cơ sở để cơ quan chức năng thu thuế và phí đối với các hoạt động vận tải qua biên giới. Thuế và phí này được sử dụng để duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thủy, cũng như đảm bảo an ninh biên giới.
  • Giúp các doanh nghiệp vận tải cạnh tranh công bằng.

Việc có Giấy phép sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng thời điều này cũng giúp giải quyết các tranh chấp và khiếu nại liên quan đến hoạt động vận tải qua biên giới.

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ đề cập chủ yếu đến Giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường thủy giữa Việt Nam và Campuchia.

Nhóm giấy phép

Căn cứ quy định tại Khoản 10 Điều 2 Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy, vận tải qua biên giới được hiểu là vận tải đường thủy hàng hóa hoặc hành khách giữa các cảng hoặc bến của Việt Nam và các cảng hoặc bến của Campuchia trên các tuyến đường thủy quy định, trừ hàng hóa hoặc hành khách được chuyên chở trên tàu vận tải quá cảnh.

Theo đó tại điểm c Khoản 1 Điều 15 của Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy, giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường thủy là một trong những giấy tờ cần phải có khi phương tiện thủy nội địa thực hiện vận tải qua biên giới.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT, Giấy phép này được phân thành các nhóm sau:

  • Nhóm 1: Giấy phép cho phương tiện đi lại nhiều lần, với thời hạn tối đa là mười hai (12) tháng.
  • Nhóm 2: Giấy phép cho phương tiện đi một chuyến, với thời hạn tối đa là sáu mươi (60) ngày.
  • Nhóm Đặc biệt: Giấy phép cho các phương tiện chở hàng nguy hiểm, với thời hạn tối đa là sáu mươi (60) ngày.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền cấp phép Giấy phép bao gồm:

  • Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: cấp Giấy phép vận tải qua biên giới cho phương tiện thủy hoạt động vận tải Nhóm 1 và Nhóm Đặc biệt nêu trên.
  • Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: cấp Giấy phép vận tải qua biên giới cho phương tiện thủy thuộc quyền quản lý của địa phương Nhóm 1, 2 và Nhóm Đặc biệt nêu trên.

Lưu ý:

  • Trường hợp Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp Giấy phép vận tải qua biên giới cho phương tiện thủy hoạt động vận tải Nhóm 1 và Nhóm Đặc biệt có trách nhiệm thông báo cho Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phương tiện đăng ký.
  • Trường hợp Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy phép vận tải qua biên giới cho phương tiện thủy thuộc quyền quản lý của địa phương Nhóm 1, 2 và Nhóm Đặc biệt có trách nhiệm thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.”.

Hồ sơ

Để Luật Việt An hoàn thiện hồ sơ, khách hàng cần cung cấp cho Luật Việt An những giấy tờ sau: bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (Bản sao hoặc bản sao điện tử);
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Bản sao hoặc bản sao điện tử);
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ đối với người thứ ba (Bản sao hoặc bản sao điện tử);
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách (Bản sao).

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải qua biên giới bằng đường đường thủy

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải qua biên giới được quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

Bước 1:  Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải qua biên giới đến một trong các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải qua biên giới cho phương tiện theo quy định.

Thời hạn giải quyết

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản trong thời hạn 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đẩy đủ theo quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến tổ chức, cá nhân,  cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.

Lưu ý: Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục gia hạn thời gian lưu lại lãnh thổ Việt Nam cho phương tiện vận tải thủy của Campuchia

Phương tiện của Campuchia quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng … không sửa chữa kịp) được gia hạn 01 (một) lần với thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết hạn.

Trình tự, thủ tục xin gia hạn cụ thể như sau:

Hồ sơ

Hồ sơ xin cấp gia hạn bao gồm:

  • Giấy phép vận tải thủy qua biên giới;
  • Giấy đăng ký phương tiện;
  • Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia – Việt Nam theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BGTVT

Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Bước 1:  Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp cho Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện gặp sự cố;

Bước 2:  Sau khi nhận được Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải thủy Campuchia – Việt Nam của chủ phương tiện hoặc thuyền trưởng với đầy đủ thông tin về phương tiện, thuyền viên, hàng hóa hoặc hành khách, ngày nhập cảnh vào Việt Nam, diễn biến sự cố, thời gian đề nghị lưu lại Việt Nam, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện đề nghị lưu lại, tiến hành kiểm tra tình hình thực tế và ra văn bản cho phép phương tiện lưu lại Việt Nam, với thời gian tối đa không quá 30 (ba mươi).

Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.

Dịch vụ tư vấn pháp luật của công ty Luật Việt An

  • Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa qua biên giới;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ cấp Giấy phép vận tải biên giới bằng đường thủy;
  • Tư vấn điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh vận tải đường thủy
  • Nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện thủ tục xin Giấy phép với cơ quan có thẩm quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến vận tải, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title