Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt

Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi. Một trong những loại hình kinh doanh vận tải đường sắt là hoạt động vận tải hàng nguy hiểm. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích những lưu ý về Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt theo quy định pháp luật hiện hành.

Giấy phép vận tải đường sắt

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đường sắt năm 2017, được sửa đổi bổ sung năm 2023;
  • Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2022/NĐ-CP.

Hàng nguy hiểm là gì?

Theo Điều 62 Luật Đường sắt năm 2017, hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.

Do vậy, doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm còn chỉ tiến hành vận tải khi có giấy phép vận tải hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán nhãn theo Điều 37 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Danh mục hàng nguy hiểm

Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số, số hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng nguy hiểm. Theo Điều 26 Nghị định 65/2018/NĐ-CP, căn cứ vào tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân loại thành các nhóm sau đây:

Loại hàng nguy hiểm Các nhóm chính
Loại 1 Chất nổ, bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm 1.1: Chất nổ.

– Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2 Chất khí dễ cháy, độc hại, bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

– Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

Loại 3 Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4 Chất rắn dễ cháy, bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

– Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

– Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5 Chất ô xy hóa, bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.

– Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.

Loại 6 Chất độc hại, lây nhiễm, bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm 6.1: Chất độc hại.

– Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

Loại 7 Chất phóng xạ.
Loại 8 Chất ăn mòn.
Loại 9 Chất và hàng nguy hiểm khác.

Thẩm quyền cấp Giấy phép

Để được kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt.

Theo Điều 39 Nghị định 65/2018/NĐ-CP, thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bao gồm:

Thẩm quyền Loại hàng nguy hiểm
Bộ Công an Loại 1, 2, 3, 4 và 9 và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng Loại 1, 2, 3, 4 và 9 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
Bộ Khoa học và Công nghệ Loại 5, 7 và 8
Bộ Tài nguyên và Môi trường Loại 6

 

Bộ Y tế Các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Điều kinh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt

Điều kiện chung về kinh doanh vận tải đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện theo Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:

  • Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
  • Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.
  • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Điều kiện riêng đối với vận tải hàng nguy hiểm

Yêu cầu về phương tiện giao thông đường sắt

  • Phương tiện phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và phù hợp với loại hàng được vận tải.
  • Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm thì người nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy định không gây ảnh hưởng đến đường sắt và môi trường.

Yêu cầu với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và tập huấn nghiệp vụ về vận tải hàng nguy hiểm cho các đối tượng sau:

  • Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn, nhân viên hóa vận tác nghiệp tại ga;
  • Lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm;
  • Thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi.

Yêu cầu về đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng và báo hiệu hàng nguy hiểm

  • Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi vận tải trên đường sắt.
  • Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của pháp luật về đóng gói hàng nguy hiểm và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm.
  • Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó.

Tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bao gồm những giấy tờ theo Theo Điều 41 Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Theo đó, để Luật Việt An hoàn thiện hồ sơ, khách hàng lưu ý cung cấp những giấy tờ sau:

  • Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy;
  • Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm;
  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải.

Trình tự thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Người thuê vận tải hàng nguy hiểm hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm (được người thuê vận tải hàng nguy hiểm ủy quyền) lập 01 bộ hồ sơ và gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.
  • Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời và hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ.
  • Nếu thông tin trong hồ sơ đăng ký khai báo sai hoặc hàng nguy hiểm vận tải với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao, cơ quan có thẩm tổ chức kiểm tra điều kiện vận tải hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân trước khi cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm trong trường hợp này là 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Thời hạn và lệ phí cấp phép

Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm được cấp cho từng lô hàng nguy hiểm cần vận tải bằng đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày cấp và hết hiệu lực khi lô hàng đó đã được vận tải đến nơi nhận theo hợp đồng vận chuyển.

Phí, lệ phí nhà nước: Không mất phí, lệ phí khi xin cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt. Đối với phí dịch vụ cấp giấy phép sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị cung ứng.

Dịch vụ pháp lý về giấy phép của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về hồ sơ, thủ tục, Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt và các loại Giấy phép kinh doanh vận tải đường sắt khác;
  • Soạn thảo văn bản, tài liệu, giấy tờ cho khách hàng, hoàn thiện bộ hồ sơ theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục thành lập công ty vận tải đường sắt;
  • Đăng ký hóa đơn, kê khai thuế, mua chữ ký số, làm biển công ty và các dịch vụ sau thành lập cho doanh nghiệp;
  • Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn iệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp;
  • Đại điện cho khách hàng, tiến hành các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về Giấy phép liên quan đến kinh doanh đường sắt hoặc các loại Giấy phép khác, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title