Giấy phép lưu thông (Circulation License) tại Việt Nam

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy sản xuất, lắp ráp trong nước phải bảo đảm về chất lượng, đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, phải tiến hành xin cấp giấy phép lưu thông trước khi lưu thông trên thị trường. Vậy Giấy phép lưu thông (Circulation License) tại Việt Nam được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.

Danh mục các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy phải xin Giấy phép lưu thông (Circulation License) tại Việt Nam

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo danh mục quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

Giấy phép lưu thông (Circulation License)

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:

  • Máy bơm chữa cháy các loại; bơm của hệ thống chuyên dùng trên xe chữa cháy;
  • Phương tiện chữa cháy thông dụng: vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối; trụ nước chữa cháy; bình chữa cháy các loại;
  • Chất chữa cháy các loại: hóa chất chữa cháy gốc nước; bột chữa cháy; khí chữa cháy; chất tạo bọt chữa cháy;
  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: tủ trung tâm báo cháy; đầu báo cháy các loại; chuông báo cháy; đèn báo cháy; nút ấn báo cháy;
  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, chất chữa cháy gốc nước): tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng hiển thị cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động; van tràn ngập; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động; ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ); đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt, chất chữa cháy gốc nước các loại;
  • Đèn chiếu sáng sự cố; đèn chỉ dẫn thoát nạn;
  • Mặt nạ lọc độc; mặt nạ phòng độc cách ly.

Vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy:

  • Vật liệu ngăn cháy; cửa ngăn cháy;
  • Vách ngăn cháy;
  • Màn ngăn cháy;
  • Rèm ngăn cháy;
  • Vật liệu chống cháy.

Lưu ý các trường hợp không phải xin giấy phép lưu thông:

  • Đối với các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc danh mục xin giấy phép lưu thoong trên phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy nếu mẫu phương tiện, vật liệu, cấu kiện có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật do cùng một đơn vị sản xuất, lắp ráp hoặc do cùng tổ chức, cá nhân nhập khẩu đúng với mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông trước đó.

Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu thông (Circulation License) tại Việt Nam

Theo Khoản 6 Điều 23 Nghị định 105/2025/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy:

  • Giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an được phân cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện cấp phép;
  • Giấy phép lưu thông đối với vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy do cơ quan chuyên môn về xây dựng được phân cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện cấp phép.

Theo đó, Điều 11 Thông tư 36/2025/TT-BCA có hướng dẫn như sau: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại Mục 1 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ khi xin giấy phép lưu thông thông (Circulation License)

Theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định 105/2025/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo Mẫu số PC20 kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP:
  • Chứng nhận xuất xứ; tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy (nếu có).
  • Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, lắp ráp trong nước, phải có: Kết quả thử nghiệm đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy nhập khẩu, phải có: Chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tổ chức thử nghiệm nước ngoài đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 thực hiện có chứng chỉ công nhận tổ chức thử nghiệm;

Cách thức nộp hồ sơ xin giấy phép lưu thông thông (Circulation License)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin giấy phép lưu thông cho cơ quan có thẩm quyền thông qua một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp;
  • Trực tuyến qua cổng dịch vụ công; thông qua dịch vụ bưu chính.

Người được cơ quan, tổ chức, cá nhân cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền; xuất trình căn cước hoặc căn cước công dân, căn cước điện tử hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép lưu thông thông (Circulation License) tại Việt Nam

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép lưu thông thông (Circulation License)

Theo Khoản 4 Nghị định 105/2025/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ và cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy như sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu.
  • Giấy phép lưu thông đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy là bản điện tử, bản giấy; bản giấy được cấp trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc theo yêu cầu khi nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công. Trường hợp không cấp giấy phép lưu thông phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
  • Giấy phép lưu thông được cấp cho mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu theo mẫu đã được cấp giấy phép thì được phép lưu thông trên thị trường.

Một số lưu ý đối với sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy

Về nhãn hàng hóa

Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được cấp giấy phép lưu thông thực hiện quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và thể hiện trên nhãn hàng hóa số giấy phép lưu thông, tên cơ quan cấp giấy phép lưu thông để phục vụ việc quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.

Về công bố hợp chuẩn, hợp quy

  • Việc cấp giấy phép lưu thông thay thế việc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật.
  • Đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu cấu kiện ngăn cháy, chống cháy thuộc diện phải kiểm tra về chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu cấu kiện ngăn cháy, chống cháy thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bằng việc kê khai các thông tin theo Mẫu số PC19 kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP và cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đúng với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
  • Nội dung kê khai các thông tin của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu cấu kiện ngăn cháy, chống cháy nhập khẩu được gửi kèm theo tờ khai hải quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu cấu kiện ngăn cháy, chống cháy sau khi thực hiện kê khai hải quan, được phép thông quan hàng hóa và thực hiện thủ tục cấp phép trước khi lưu thông trên thị trường đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu cấu kiện ngăn cháy, chống cháy nhập khẩu.

Trách nhiệm khai báo trên phần mềm khai báo của hệ thống Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trước khi lưu thông phương tiện, vật liệu, cấu kiện có trách nhiệm khai báo trên phần mềm khai báo của hệ thống Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành các thông tin:

  • Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
  • Tên, ký, mã hiệu, thông số kỹ thuật, số lượng, nơi sản xuất, năm sản xuất của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
  • Số giấy phép lưu thông, tên cơ quan cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.

Trường hợp thu hồi giấy phép lưu thông

Thu hồi giấy phép lưu thông trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy lưu thông trên thị trường không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đã cam kết, công bố;
  • Đã được cấp giấy phép lưu thông nhưng phát hiện hồ sơ bị làm giả, giấy phép lưu thông được cấp không đúng thẩm quyền.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép lưu thông thì không được thực hiện việc lưu thông hoặc tiếp tục lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trên thị trường.

Trên đây là tư vấn về Giấy phép lưu thông (Circulation License) tại Việt Nam. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn thủ tục xin giấy phép lưu thông, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO