Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) là một trong những hiệp định cơ bản quan trọng của AEC được ký kết vào năm 1995, cam kết nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ gắn liền với mục đích thành lập của cộng đồng Asean như:
- Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hóa vượt hơn các cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ;
- Xóa bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các thành viên;
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh, đa dạng hóa năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, AFAS còn xóa bỏ, cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các thành viên;
Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS các nước ASEAN đã ký 09 gói cam kết về thương mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng không. Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết trong khuôn khổ WTO.
Về đối tượng: Hiệp định khung chỉ áp dụng đối với thể nhân và pháp nhân của các quốc gia thành viên ASEAN.
Một số cam kết cụ thể:
Đối với ngành Y tế, Việt Nam xóa bỏ yêu cầu vốn pháp định để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam.
Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cho phép góp vốn nước ngoài (FDI) lên tới 70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng.
Đối với dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour nội địa, mặc dù đặt ra yêu cầu doanh nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng không hạn chế số vốn góp của nước ngoài. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài. Ngoài ra, trong gói cam kết thứ 9 của AFAS. Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ công viên giải trí (theme park) nhưng phần vốn góp FDI không vượt quá 70%.
Vận tải hàng không: Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng không, không có yêu cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán lẻ tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không, dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay.
Về dịch vụ tài chính: Do lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên các cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính còn khá hạn chế, đối với Việt Nam các cam kết mở trong AFAS là tương đương với các cam kết trong WTO.
CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Luật sư Đầu tư nước ngoài: 09 13 380 750
Luật sư Doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
Luật sư Sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
Email: info@luatvietan.vn
Dịch vụ kế toán - thuế: 09 888 567 08
Luật sư tư vấn Giấy phép: 0966 83 66 08
Tư vấn hợp đồng: 09 88 17 18 06
Email: saigon@luatvietan.vn

Hotline: 09 33 11 33 66 (Ms.Ha) (Zalo, Viber, Whatsapp, Wechat)
English: (+84) 9 61 67 55 66 (Mr. Thuc) (Zalo, Viber, Whatsapp, Wechat)
Tin tức
Lưu ý sau khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại TP.HCM năm 2020
Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn ngay khi thành lập doanh nghiệp do không biết cần phải làm những thủ tục gì. Một số nhà đầu tư chỉ chú ý
Thủ tục cắt giảm nhân sự
(Do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những tình huống hoặc điều kiện xảy ra khiến người sửTrách nhiệm của thành viên công ty TNHH
Khi góp vốn vào công ty, ngoài những quyền lợi được hưởng từ lợi nhuận thu được thông qua hoạt động kinh doanh, người tham gia góp vốn cũng có những
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong công ty cổ phần tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty cổ phần thường có tính chất mở hơn trong việc góp vốn, mua cổ phần so với công ty trách nhiệm hữu hạn, công