Hợp đồng đối tác công tư

Một trong những hình thức đầu tư được Luật Đầu tư 2014 ghi nhận là hình thức hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP). Loại hình đầu tư này khá phổ biến đối với lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Với tính chất đặc biệt như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định điều chỉnh một cách cụ thể loại hợp đồng này và có nhiều điểm khác biệt với các hợp đồng dân sự khác. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và cung cấp một số thông tin liên quan như sau:

Chủ thể ký kết:

Hợp đồng PPP, hay còn gọi là hợp đồng dự án là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Mục đích ký kết:

Thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Các dạng hợp đồng:

  • Hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao): Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hợp đồng BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh): Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định;
  • Hợp đồng BT (Xây dựng – Chuyển giao): Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác;
  • Hợp đồng BOO (Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh): Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư được sở hữu và được quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định;
  • Hợp đồng BTL (Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ): Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư;
  • Hợp đồng BLT (Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao): Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư. Hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hợp đồng O&M (Kinh doanh – Quản lý): Kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Thời điểm ký kết: Sau khi nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Chỉ riêng với dự án nhóm C thì không cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nội dung hợp đồng dự án: Các bên có thể thỏa thuận một hoặc một số các nội dung cơ bản sau đây:

  • Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;
  • Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;
  • Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;
  • Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
  • Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;
  • Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
  • Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án;
  • Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;
  • Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
  • Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định;
  • Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
  • Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);
  • Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;
  • Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;
  • Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;
  • Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.

Bên cho vay: Trường hợp nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án không thực hiện được các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay thì bên cho vay có quyền tiếp nhận hoặc chỉ định tổ chức đủ năng lực tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án: Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác thông qua thỏa thuận chuyển nhượng.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật liên quan đến đầu tư, pháp luật và hợp đồng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn thêm!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức về Tư vấn hợp đồng

    Tin tức về Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO