Hiện nay, tại các thành phố lớn của Việt Nam, quán cà phê đã trở thành một nếp sống quen thuộc của phần lớn người dân. Các thương hiệu cà phê quốc tế lẫn địa phương ngày càng xuất hiện nhiều trên khắp ngả đường. Người ta đến quán cà phê để giải trí, truyện trò, có người đến để tìm cho mình một chỗ ngồi để tập trung làm việc, học bài một mình hay học nhóm với nhau; có khi đơn giản chỉ để chờ qua cơn mưa chiều. Nhưng thời gian vừa qua thị trường chuỗi quán cà phê tại Việt Nam đã chứng kiến sự ra đi của một số thương hiệu lớn vốn được đầu tư mạnh và chiến lược rất bài bản; thế mà có nhiều thương hiệu mới lại gây dựng được tiếng tăm và dần trở nên được ưu chuộng. Kinh doanh quán cà phê như một con dao hai lưỡi, có thể đem lại lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể không thành công như mong đợi. Dù vậy, đây vẫn là ngành kinh doanh hấp dẫn vì nhu cầu của người dân rất cao.
Một trong những vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư cần quan tâm là các vấn đề pháp lý, vì mọi hoạt động kinh doanh đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hơn nữa, khi ta tuân thủ pháp luật thì sẽ yên tâm để dồn tâm huyết vào việc kinh doanh hơn. Để giúp Quý Khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị đầu tư kinh doanh chuỗi quán cà phê tại Việt Nam, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin pháp lý như sau:
Nếu nhà đầu tư là người Việt Nam thì thủ tục thành lập công ty tương đối đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố dự định thành lập công ty.
Nếu nhà đầu tư là người nước ngoài thì sẽ có hai phương án lựa chọn: thành lập công ty có vốn nước ngoài hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh cà phê Việt Nam.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn trực tiếp thành lập công ty thì trước tiên phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó mới nộp hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu thực hiện hình thức mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh cà phê Việt Nam thì nhà đầu tư không cần xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận được chấp thuận của Sở, công ty sẽ thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bước 2: Xin cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Vì kinh doanh dịch vụ ăn uống là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tức là để đi vào hoạt động, công ty cần phải có Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy định này xuất phát từ lý do thực phẩm nói chung và đồ uống nói riêng tác động trực tiếp tới cơ thể, sức khỏe của người dân.
Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Một số vấn đề pháp lý mà nhà đầu tư cần lưu ý đối với hoạt động kinh doanh chuỗi quán cà phê tại Việt Nam là:
Hợp đồng thuê mặt bằng;
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên;
Kê khai thuế ban đầu, nộp lệ phí môn bài và thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm;
Hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào với nhà cung cấp;
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (thương hiệu của quán cà phê);
Nhượng quyền thương mại.
Dịch vụ tư vấn đầu tư và doanh nghiệp tại Công ty Luật Việt An:
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam;
Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Tư vấn hồ sơ, tài liệu xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các loại giấy phép con;
Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước khi được Khách hàng ủy quyền;
Tư vấn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Tư vấn các vấn đề pháp lý sau thành lập: thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, hợp đồng, bảo hiểm xã hội…
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, cần được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chuỗi quán cà phê tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết!