Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đen trắng

Theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới, một nhãn hiệu có thể xin đăng ký bảo hộ ở các:

  • Dạng đen-trắng;
  • Dạng màu;
  • Dạng cả đen-trắng lẫn màu sắc.

Với việc nhãn hiệu đăng ký được dưới nhiều dạng như vậy sẽ phát sinh các vấn đề:

  • Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu đen-trắng hoặc một nhãn hiệu trong dạng màu sắc đạt đến mức độ nào, nhãn hiệu nào được bảo hộ mạnh hơn?
  • Mối quan hệ như thế nào giữa một nhãn hiệu đen-trắng với cùng nhãn hiệu đó nhưng được thể hiện ở dạng màu sắc?

Với hai vấn đề nêu trên hiện tại chưa có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, việc phân tích dựa trên thực tiễn áp dụng của người thi hành pháp luật và có thể phân ra hai cách tiếp cận chính như sau:

Cách thứ nhất: Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu phụ thuôc vào nội dung đăng ký nhãn hiệu trong tờ khai nộp đơn. Mẫu nhãn hiệu đã kê khai trong tờ khai như thế nào sẽ được bảo hộ đúng như vậy. Theo cách hiểu này, chủ một nhãn hiệu đen-trắng không thể tự ý sử dụng nhãn hiệu đó dưới các dạng màu tùy ý.

Cách thứ hai: Một nhãn hiệu đăng ký được ở dạng đen-trắng thì có nghĩa nội dung (ý nghĩa) của nó đã đươc bảo hộ, vì vậy nhãn hiệu có thể được sử dụng ở các màu khác với màu đen-trắng miễn là nội dung và cách thức thể hiện của nó vẫn được giữ nguyên còn màu sắc sử dụng không phải là thành phần phân biệt của nhãn hiệu. Nếu màu sắc lại là thành phần tự thân đóng góp vào tính phân biệt của nhãn hiệu thì nhất thiết nhãn hiệu phải được đăng ký ở dạng màu sắc để đạt đươc sự bảo hộ hiệu quả nhất. Theo đánh giá thì cách tiếp cận này vận dụng linh hoạt hơn cách thứ nhất.

Như vậy có thể đánh giá rằng: Một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng màu sắc nói chung được bảo hộ cao hơn so với cùng nhãn hiệu được bảo hộ dưới dạng đen-trắng. Bởi ngoài việc được bảo hộ về mặt nội dung như một nhãn hiệu đen-trắng, nhãn hiệu màu sắc còn được bảo hộ cả màu hoặc kết hợp màu, giúp bảo vệ nhãn hiệu chống lại cả các hành vi xâm phạm bằng cách sử dụng kết hợp màu sắc tương tự gây nhầm lẫn. Tuy nhiên nhãn hiệu đen-trắng cũng có ưu thế giúp chủ nhãn hiệu có thể linh hoạt  sử dụng nhãn hiệu theo các phương án khác nhau phù hợp với các điều kiện thực tế.

Về sự liên quan về pháp lý giữa một nhãn hiệu đen-trắng và cùng nhãn hiệu đó ở dạng màu sắc có thể đánh giá dưới các phương diện sau:

– Quyền ưu tiên: Một nhãn hiệu đen trắng có trước không thể làm cơ sở để xin quyền ưu tiên cho việc nộp đơn cho cùng nhãn hiệu nhưng ở dạng màu vì cơ sở để xin quyền ưu tiên là phải dựa trên cùng một nhãn hiệu (nghĩa là 2 nhãn hiệu phải trùng nhau) nên trong trường hợp này do 2 nhãn hiệu khác nhau về màu sắc nên không được coi là cùng một nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt qúa nhỏ, người tiêu dùng khó phân biệt thì vẫn có thể được chấp nhận.

– Làm cơ sở để từ chối một nhãn hiệu đăng ký sau:

Một nhãn hiệu đen trắng có trước không thể lấy làm đối chứng để từ chối cùng nhãn hiệu của cùng chủ nhưng trình bày khác màu sắc vì 2 nhãn hiệu có cách trình bày khác nhau nên không thể coi là trùng để từ chối nhãn hiệu nộp đơn sau. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt quá nhỏ, người tiêu dùng bình thường không nhận biết được thì có thể chấp nhận.

– Làm chứng cứ cho việc sử dụng:

Việc sử dụng phiên bản màu của một nhãn hiệu đen-trắng đã đăng ký có được coi là nhãn hiệu đen-trắng đó đã được sử dụng hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sự sử dụng màu cho một nhãn hiệu đen-trắng đã đăng ký sẽ không bị coi là làm thay đổi nhãn hiệu đó nếu: các thành phần chữ/hình vẫn được giữ nguyên và là các thành phần chính; tương phản tối sáng được giữ nguyên; màu sắc không mang tính phân biệt tự thân và không phải là một đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu.

Quy định về bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cũng như các văn bản hướng dẫn cũng không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen- trắng và nhãn hiệu màu, cũng như tương quan giữa một nhãn hiệu đen-trắng và chính nhãn hiệu đó được thể hiện trong dạng màu. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.

Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của công ty luật Việt An

  • Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
  • Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
  • Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
  • Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
  • Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
  • Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
  • Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO