Phân biệt các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường có nhu cầu thành lập các đơn vị phụ thuộc để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình như chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Nhưng mỗi loại hình sẽ có những khác biệt về bản chất, đặc điểm pháp lý cũng như các vấn đề về thuế, kế toán mà doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể lựa chọn các loại hình đơn vị phụ thuộc sao cho phù hợp với đơn vị mình.

Thứ nhất, về phạm vi hoạt động

  • Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với nhành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có mã số thuế, con dấu riêng.
  • Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Văn phòng đại diện có mã số thuế, con dấu riêng.
  • Địa điểm kinh doanh: là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được phép kinh doanh trong phạm vi một nhóm ngành cụ thể đã đăng ký từ ngành nghề của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu và phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Thứ hai, về vấn đề kê khai thuế, hạch toán kế toán

  • Chi nhánh: có thể hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp
    • Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh. Khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức trả thu nhập.
    • Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
      • Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: kê khai thuế môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế trụ sở chính.
      • Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: kê khai thuế môn bài, Thuế GTGT tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh
        Lưu ý: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc dù cùng tỉnh hay khác tỉnh đều không phải kê khai thuế TNDN mà kê khai tập trung tại trụ sở chính và Khai thuế TNCN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức trả thu nhập.

Văn phòng đại diện:

  • Trường hợp, Văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động như đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường  không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải đóng thuế môn bài.
  • Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn;
  • Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (Quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

Địa điểm kinh doanh: kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title