Quy định chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau chính vì lẽ đó vấn đề thu – chi trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng được Chính phủ quy định chi tiết thông qua các Nghị định. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ cho quý khách về vấn đề quy định chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo pháp luật hiện hành.

Quy định chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập

Quy định chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ và chi thường xuyên gồm

Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương

Khi Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XII có hiệu lực

  • Đối với đơn vị nhóm 1: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng I); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).
  • Đối với đơn vị nhóm 2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng II); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có)
  • Đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện và phân phối tiền lương theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tiền lương làm căn cứ xây dựng quỹ lương kế hoạch hằng năm để chi trả cho viên chức và người lao động, đảm bảo cân đối về lợi ích của người lao động và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. 
  • Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, đơn vị sự nghiệp công được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau. Mức dự phòng hằng năm do đơn vị quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. 
  • Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung. Việc chi trả tiền lương cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Phụ cấp

Căn cứ Thông tư 10/2023/TT-BNV có 3 khoản phụ cấp:

  • Phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở X Hệ số phụ cấp
  • Phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung Mức phụ cấp = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức: phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) X Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
  • Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp)

Tiền lương

  • Mức lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng
  • Công chức hưởng lương giao động từ cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng của chuyên gia cao cấp bậc 3 và thấp nhất là công chức loại C – nhóm C3 với lương bậc 1 là 3,159 triệu đồng/tháng vì có hệ số lương là 1,35. Bảng lương chuyên gia cao cấp áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật.
  • Công chức hưởng lương giao động từ cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng của chuyên gia cao cấp bậc 1 và thấp nhất là viên chức loại C – nhóm C3 với lương bậc 1 là 3,51 triệu đồng/tháng vì có hệ số lương là 1,5.
  • Mức lương viên chức cao nhất là viên chức loại nhóm A3 bậc 6 hệ số 8 là 18,720,000 triệu đồng/tháng và thấp nhất là viên chức loại C-C3 bậc 1 hệ số 1,5 là 3,510,000 triệu đồng/tháng

Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường, khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý

  • Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế – kỹ thuật, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường địa bàn địa phương của đơn vị sự nghiệp công và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước;
  • Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Các khoản chi khác

  • Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ
  • Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).

Trích khấu hao tài sản cố định

  • Thông tư 145/2017/TT-BTC về hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 
  • Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

Các nhóm đơn vị sự nghiệp công lập

Các nhóm đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

  • Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
  • Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).

Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

Là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại

Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

  • Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định dưới 10%;
  • Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về quy định chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến chuyển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO