Quy định về mới lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Từ ngày 20/05/2017, Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy đinh về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .

Theo đó, quy định các điều kiện để thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể:

  • Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
  • Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
  • Trường hợp Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.

Trình tự đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam gửi hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên);
  • Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
  • Bản sao thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
  • Bản sao Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
  • Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;

–  Mẫu nhãn của sản phẩm.

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên);
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
  • Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);

Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm

Bước 2: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo bổ sung hồ sơ nếu chưa đạt yêu cầu;

Bước 3: Trong vòng 20 ngày làm việc, Bộ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và ban hành xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Trường hợp không chấp nhận, Bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO