Quy định về thủ tục hoàn công đối với nhà xưởng

Sau khi hoàn tất việc thi công xây dựng nhà xưởng, để công trình được đi vào hoạt động và sử dụng thì thủ tục hoàn công là điều tất yếu cần thực hiện. Tuy nhiên, nội dung này được quy định ra sao trong pháp luật hiện hành đang là vấn đề được quan tâm. Để hỗ trợ quý khách hàng nắm được những thủ tục cần thiết hoàn công nhà xưởng, Luật Việt An thông qua bài viết này sẽ làm rõ.

Hoàn công đối với nhà xưởng là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật liên quan chưa đưa khái niệm cụ thể đối với “hoàn công”. Trên thực tế, việc thực hiện hoàn công đối với công trình xây dựng nói chung và nhà xưởng nói riêng được thực hiện sau khi hoàn tất thi công.

Như vậy, về cơ bản có thể hiểu hoàn công đối với nhà xưởng là thủ tục nhằm xác nhận với cơ quan quản lý công trình đã thi công xong theo giấy phép xây dựng, đáp ứng đầy đủ điều kiện để đi vào sử dụng.

Quy định và thủ tục hoàn công đối với nhà xưởng

Về cơ bản, hoàn công đối với nhà xưởng được thực hiện qua 3 bước sau đây:

Quy định và thủ tục hoàn công đối với nhà xưởng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Căn cứ Nghị định 06/2021/NĐ-CP, Phụ lục VIB nghị định này quy định về hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Theo đó, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm 03 nhóm sau:

Nhóm giấy tờ, tài liệu chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng

  • Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);
  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (khi không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi);
  • Phương án đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có);
  • Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở;
  • Các văn bản khác (nếu có), gồm: Thỏa thuận quy hoạch; Thỏa thuận/ chấp thuận sử dụng/hoặc đấu nối công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; Đánh giá tác động môi trường; Bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, an toàn giao thông; Các văn bản khác có liên quan; Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn); Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất; Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu/và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; Tài liệu chứng minh năng lực của nhà thầu; Các tài liệu, giấy tờ khác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng theo quy định.

Nhóm giấy tờ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

  • Khảo sát xây dựng công trình gồm: Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật và báo cáo khảo sát;
  • Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát của cơ quan có thẩm quyền;
  • Các giấy tờ liên quan đến thiết kế, kỹ thuật gồm: Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng kèm hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); Chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình xây dựng; Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền; Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.

Nhóm giấy tờ, tài liệu quản lý chất lượng thi công

  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng, có kèm theo danh mục bản vẽ;
  • Danh mục thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng/và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
  • Kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng;
  • Chứng từ, chứng nhận theo quy định như: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa/ nhãn mác hàng hóa/ tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm hàng hóa; Chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; Chứng nhận hợp chuẩn (nếu có);
  • Kết quả quan trắc, thí nghiệm, đo đạc trong quá trình thi công;
  • Kết quả thí nghiệm đối chứng kiểm định chất lượng công trình/thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có);
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) như về bảo đảm an toàn, thực hiện giấy phép xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường…;
  • Biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bộ phận theo quy định;
  • Tài liệu về quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có);
  • Tài liệu về quy trình bảo trì công trình;
  • Hồ sơ, tài liệu về quản lý chất lượng của thiết bị được lắp đặt vào công trình;
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hoàn thành hạng mục công trình;
  • Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu hạng mục công trình, công trình (nếu có) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra nghiệm thu công trình, hạng mục công trình (nếu thuộc trường hợp phải kiểm tra nghiệm thu);
  • Các tài liệu, giấy tờ về việc giải quyết sự cố, các tồn tại cần sửa chữa khắc phục sau khi đã đưa hạng mục công trình, công trình vào khai thác (nếu có);
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.

Trên đây là hồ sơ cần chuẩn bị đối với thủ tục hoàn công đối với nhà xưởng. Do khối lượng tài liệu tương đối lớn, các chủ đầu tư và đơn vị thi công cần nhớ tránh việc thiếu sót và bổ sung thêm mất thời gian.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Chủ đầu tư, chủ sở hữu sau khi đã hoàn thiện thi công công trình thì trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thi công công trình để gửi giấy đề nghị hoàn công. Phía cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn đề nghị của các cá nhân, tổ chức.

Bước 3: Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Nếu hồ sơ có đầy đủ giấy tờ thì bộ phận tiếp nhận sẽ thu hồ sơ, ghi biên nhận và hẹn lịch trả kết quả hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ, có sai sót thì bộ phận tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư đồng thời yêu cầu bổ sung, sửa đổi giấy tờ còn thiếu. Sau khi chủ đầu tư đã hoàn thiện đầy đủ mọi giấy tờ sẽ quay lại nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng một lần nữa.

Sau khi tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công nhà xưởng, nếu hồ sơ đạt yêu cầu và tuân theo các điều kiện trước khi công trình được đưa vào sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ký quyết định hoàn công nhà xưởng cho chủ đầu tư và sẽ có thể được đưa vào hoạt động ngay.

Quy định về trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

Chi phí đối với hoàn công nhà xưởng

Lệ phí trước bạ

Đây là lệ phí buộc chủ đầu tư phải nộp khi tiến hành hoàn công nhà xưởng, lệ phí được thực hiện nộp tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thuế xây dựng cơ bản

Khi hoàn công nhà xưởng, thường phải chịu thuế xây dựng cơ bản. Thuế thường chi cục thuế sẽ thu từ nhà thầu. Căn cứ tính thu thuế như sau:

Căn cứ tính thu thuế xây dựng cơ bản

  • Có hợp đồng, nhà thầy ký với công ty xây dựng
    • Với công ty xây dựng: Yêu cầu công ty xây dựng xuất hoá đơn.
    • Thoả thuận chủ sở hữu nộp lệ phí hoàn công nhà xưởng: Chủ sở hữu nộp thay nhà thầu.
  • Không có hợp đồng, chủ sở hữu không ký kết với nhà thầu nào: Chi cục thuế trực tiếp thu thuế từ chủ sở hữu qua chi phí xây dựng đã bỏ ra.

Chi phí khác liên quan hoàn công nhà xưởng

Đó là các chi phí như lập bản vẽ hoàn công nhà xưởng, phí thẩm định hiện trạng… Đây là các khoản hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi công trình, giá trị của hợp đồng mà có sự thay đổi khác nhau.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về việc hoàn thiện hồ sơ hoàn công nhà xưởng, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO