Quyền của người bị tạm giam, tạm giữ

Người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ bị hạn chế một số quyền như quyền tự do. Bởi khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội nên họ vẫn có những quyền cơ bản khác của một công dân. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về quyền của người bị tạm giam, tạm giữ.

Luật sư hình sự

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015;
  • Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017;
  • Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 113/2021/NĐ-CP;
  • Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân, nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu.

Người bị tạm giam, tạm giữ là ai?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam. Người bị tạm giam có thể là bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Quyền của người bị tạm giam, tạm giữ

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vẫn được đảm bảo các quyền công dân trong khuôn khổ quy định pháp luật. Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau:

  • Được biết lý do vì sao mình bị tạm giữ, tạm giam, nhận quyết định tạm giữ tạm giam, quyết định phê chuẩn gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hay nhận mình có tội;
  • Được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Căn cứ Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định quyền của người bị tạm giam, tạm giữ trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam như sau:

Đảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu

Căn cứ quy định hướng dẫn tại Nghị định 120/2017/NĐ-CP, định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17kg gạo tẻ; 15kg rau xanh; 01kg thịt lợn; 01kg cá; 0,5kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1kg bột ngọt; 0,5kg muối; gia vị khác tương đương 0,5kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17kg củi hoặc 15kg than.

Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.

Lưu ý đối với các trường hợp sau, định mức ăn sẽ thay đổi:

  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 2 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 1 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 0 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.

Theo quy định pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu; 01 màn cá nhân; 01 đôi dép; 02 bộ quần áo dài; 01 áo ấm mùa đông (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên) và 01 chăn.

  • Người bị tạm giữ được cấp: 01 bàn chải đánh răng; kem đánh răng; 01 khăn rửa mặt; 0,1 kg xà phòng, 20ml dầu gội đầu. Khi người bị tạm giữ chuyển sang tạm giam thì tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt theo quy định đối với người bị tạm giam.
  • Người bị tạm giam được cấp: 01 bàn chải đánh răng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 03 tháng; kem đánh răng; 0,3 kg xà phòng, 70ml dầu gội đầu.
  • Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ/người/tháng.

Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự

Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 4 Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân như sau:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

Được bồi thường thiệt hại theo quy định nếu bị giam, giữ trái pháp luật

Theo Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự, người bị tạm giữ, tạm giam trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra thì có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại. Việc oan sai, trái pháp luật được căn cứ trên bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Chương IV Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.

Người bị tạm giam, tạm giữ còn được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi các quy định pháp luật liên quan khác, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giam, tạm giữ. Như vậy, có thể thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể về tất cả những quyền mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ.

Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

Căn cứ Khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Cơ sở giam giữ khi nhận được đơn tố cáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì phải vào sổ theo dõi; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo phải chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Viện kiểm sát có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo về kết luận nội dung tố cáo cho người tố cáo theo yêu cầu.

Như vậy, khi bị tạm giam, tạm giữ người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được đảm bảo quyền công dân là khiếu nại, tố cáo khi có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, người bị tạm giam, tạm giữ còn có các quyền sau:

  • Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ.
  • Được thực hiện quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
  • Người bị tạm giam, tạm giữ được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
  • Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
  • Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

Dịch vụ tư vấn lĩnh vực hình sự của Luật Việt An

  • Tư vấn, hỗ trợ cho người bị hại trong các vụ án hình sự để đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng mà họ được hưởng;
  • Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo;
  • Tư vấn thủ tục đăng ký gặp thân nhân của người bị tạm giam, tạm giữ;
  • Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án.
  • Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cho thân chủ;
  • Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc.
  • Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quyền của người bị tạm giam, tạm giữ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết được cập nhật đến tháng 3/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title