Sử dụng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ sẽ bị phạt

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, các các nhân, tổ chức đã lựa chọn phương thức đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Khi các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng tức là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và sẽ áp dụng các hình phạt theo quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng về vấn đề này.

Nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ là gì?

Nhãn hiệu khác là nhãn hiệu của chủ thể khác khác với chủ thể sử dụng nhãn hiệu. Các nhãn hiệu được đề cập là nhãn hiệu đã được cấp văn bằng, tức là được đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trường hợp chủ thể sử dụng sử dụng các nhãn hiệu trên, mà không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng nhãn hiệu, hành vi sử dụng đó sẽ cấu thành vi phạm và bị xử lý theo quy định luật về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu.

Bảo vệ quyền khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ

Sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng sẽ bị phạt nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ của mình như:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm bằng xử lý hành chính tùy thuộc vào mức độ xâm phạm nhãn hiệu cũng như thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho chủ sở hữu.
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp, mức độ xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thuộc về Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.

Sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng bảo hộ sẽ bị xử lý như thế nào?

Sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng bảo hộ sẽ bị xử lý như thế nào?

Nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng sẽ bị phạt, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trách nhiệm hành chính

Phạt tiền

Các nhóm hành vi xâm phạm được phân loại bao gồm:

  • Nhóm 1: Hành vi bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi xâm phạm vì mục đích kinh doanh;
  • Nhóm 2: Hành vi thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm; In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm; nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm; đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

Tùy thuộc tính chất, mức độ vi phạm và nhóm hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu mà mức phạt tiền có sự khác nhau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm thuộc nhóm 1 trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến trên 500.000.000 đồng;
  • Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt với hành vi thuộc nhóm 1 nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thuộc nhóm 2.

Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 đến 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm buộc thực hiện một trong các biện pháp:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Buộc thay đổi tên, loại bỏ yếu tố vi phạm;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trách nhiệm hình sự

Đối với cá nhân

Căn cứ mức độ tiền lời bất chính, giá trị hàng hóa vi phạm và thiệt hại của chủ sở hữu, các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm sẽ bị phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ và phạt tiền tương ứng như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ sở hữu 500.000.000 đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại có hành vi xâm phạm thì bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

  • Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ sở hữu 500.000.000 đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Phải làm gì khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ?

Phải làm gì khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ?

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ cần thực hiện theo quy trình, thủ tục sau:

Bước 1: Xác định hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ

Hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu được bảo hộ là một trong các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu căn cứ theo quy định cần đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Khi quý khách sử dụng dịch vụ của Luật Việt An, chúng tôi sẽ hỗ trợ đánh giá thông qua:

  • Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu; mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu về tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng (so sánh cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện);
  • Tính tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ giữa hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm;
  • Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác tạo ra sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Do đó, để việc xem xét chính xác, quý khách vui lòng cung cấp cho Luật Việt An những tài liệu sau:

  • Mẫu nhãn hiệu (bao gồm cả bản thiết kế);
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản sao để tiến hành tra cứu thông tin).

Bước 2: Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm đối với bên vi phạm

Sau khi đã có kết quả đánh giá, xác định rõ hành vi vi phạm, quý khách hàng hoặc Luật Việt An theo ủy quyền sẽ gửi thư cảnh báo tới bên vi phạm và đưa ra phương án thương lượng hoặc hòa giải trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho cả hai bên.

Bước 3: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, giám định sự vi phạm

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh tình trạng sử dụng nhãn hiệu, giám đinh nhãn hiệu để xác định có hành vi xâm phạm.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm

Nếu không thể thương lượng hoặc hòa giải được thì cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, gồm các nội dung:

  • Ngày làm đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm, bên liên quan, người làm chứng (nếu có);
  • Người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
  • Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm;
  • Thông tin về tổ chức, cá nhân vi phạm;
  • Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu; thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm; biện pháp yêu cầu xử lý;
  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu (nếu có).

Đơn yêu cầu phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý; tài liệu về hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về sử dụng nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng sẽ bị phạt. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title