Xử lý xâm phạm nhãn hiệu trên Internet

Hiện nay, internet và các công cụ trên internet như hoạt động kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và mang lại nguồn thu rất lớn cho cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển của internet, các hình thức xâm phạm nhãn hiệu trên mạng cũng đa dạng và diễn biến phức tạp hơn. Do đó, để bảo vệ quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu trên internet, việc xử lý các hành vi xâm phạm là vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật – Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt An sẽ cung cấp những tư vấn pháp lý cơ bản về xử lý xâm phạm nhãn hiệu trên internet tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP và Nghị định 46/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nhãn hiệu trên Internet là gì?

Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet là hành vi của cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đang được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu trên môi trường mạng internet, điển hình là các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube với số lượng hành vi xâm phạm lớn.

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Căn cứ Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet

Hiện nay, tùy vào mức độ và hành vi, các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Tự bảo vệ

Căn cứ Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ thể quyền đối với nhãn hiệu trên internet có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định pháp luật;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Với các hành vi xâm phạm xảy ra trên các nền tảng của bên thứ ba, chủ thể quyền có thể báo cáo vi phạm với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian như (mạng xã hội Facebook, Instagram, Reddit, Pinterest, sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…) để yêu cầu gỡ hình ảnh nhãn hiệu vi phạm theo quy định tại Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật yêu cầu các doanh nghiệp này có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật để thực hiện việc ngăn chặn và loại bỏ những thông tin vi phạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu để giải quyết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên internet.

Trong trường hợp chủ thể quyền xác định được chủ thể xâm phạm nhãn hiệu của mình trên internet, chủ thể quyền có thể gửi các thư cảnh báo/ thư pháp lý (bản mềm hoặc bản cứng) yêu cầu chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm phạm nhãn hiệu. Luật Việt An có hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu chủ thể xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ theo yêu cầu.

Trong trường hợp các chủ thể quyền gặp khó khăn không biết giải quyết như thế nào khi gặp phải hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet, các chủ thể quyền có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý để được tư vấn và hỗ trợ.

Biện pháp dân sự

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên internet có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền của mình. Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.

Căn cứ điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại.

Chủ thể quyền cần phải chứng minh mình là chủ thể quyền đối với nhãn hiệu bị xâm phạm và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet.

Biện pháp hành chính

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP. Các hành vi xâm phạm vì mục đích kinh doanh sau đây sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền:

  • Buôn bán; chào hàng; tàng trữ để bán; trưng bày để bán; vận chuyển không bao gồm quá cảnh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện các hành vi trên.

Phạt tiền

Tùy theo giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm mà mức phạt tiền khác nhau. Cụ thể, mức phạt tiền đối với cá nhân là:

STT Giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm Mức tiền phạt
1 Từ 3 triệu đồng Từ 500 nghìn đồng – 2 triệu đồng
2 Từ trên 3 – 5 triệu đồng Từ 2 – 4 triệu đồng
3 Từ trên 5 – 10 triệu đồng Từ 4 – 8 triệu đồng
4 Từ trên 10 – 20 triệu đồng Từ 8 – 15 triệu đồng
5 Từ trên 20 – 40 triệu đồng Từ 15 – 25 triệu đồng
6 Từ trên 40 – 70 triệu đồng Từ 25 – 40 triệu đồng
7 Từ trên 70 – 100 triệu đồng Từ 40 – 60 triệu đồng
8 Từ trên 100 – 200 triệu đồng Từ 60 – 80 triệu đồng
9 Từ trên 200 – 300 triệu đồng Từ 80 – 110 triệu đồng
10 Từ trên 300 – 400 triệu đồng Từ 110 – 150 triệu đồng
11 Từ trên 400 – 500 triệu đồng Từ 150 – 200 triệu đồng
12 Trên 500 triệu đồng Từ 200 – 250 triệu đồng

Trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm, mức phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.

Đối với các tổ chức, cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa là 500 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thẩm quyền

Về thẩm quyền xử phạt, nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet. Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP), thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, hải quan, công an nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh. Như vậy, trong trường hợp hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên internet thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của nhiều cơ quan thì việc xử phạt sẽ do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, người nào cố ý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị phạt theo các mức sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;
  • Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

Đối với pháp nhân xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, các mức phạt là:

  • Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 2 năm;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Ngoài ra, người xâm phạm nhãn hiệu trên internet bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là:

  • Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, thông tin sai sự thật đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc dỡ bỏ các nhãn hiệu vi phạm trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

Về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh theo quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành.

Một số hình ảnh sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu

STT Nhãn hiệu gốc Nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm
1 Nhãn hiệu: Adidas, hình

Nguồn: https://www.adidas.com.vn/vi

Logo Adidas

Dấu hiệu: Abibas, hình

Nguồn web: https://thitruongsi.com/

Logo Abibas

2 Nhãn của hãng Yamato trên: https://www.yamato.com.vn,

Dấu hiệu: CAT CARE CARRY www.conmeo.net, hình

3 Nhãn hiệu: ChocoPie của Orion

Nhãn ChocaPai có dấu hiệu giả mạo được bán trên trang Shopee

Dịch vụ tư vấn xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Luật Việt An

  • Đại diện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu; chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Đại diện khách hàng yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu và tư vấn về việc xử lý xâm phạm nhãn hiệu trên Internet, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO