Singapore từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu gây nhẫm lẫn với Amazon
Singapore đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của một công ty vì lý do nhãn hiệu này gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng Amazon. Quyết định này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Cơ quan Quản lý Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) đã xem xét kỹ lưỡng khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, đặc biệt trong bối cảnh Amazon đang mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. Quyết định gần đây của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore đã đi sâu vào khả năng đăng ký nhãn hiệu hình thành AMAZON mà một công ty có trụ sở tại Singapore muốn đăng ký.
Thông tin chủ đơn đăng ký nhãn hiệu
Survivalverse Pte Ltd (bên nộp đơn) là một công ty được thành lập tại Singapore, chủ yếu phát triển trò chơi điện tử và phần mềm, đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu AMAZON SURVIVAL, hình (nhãn hiệu nộp đơn) ở Nhóm 9 và 41, để sử dụng cho phần mềm và cung cấp trò chơi máy tính.
Nhãn hiệu đối chứng (AMAZON) trong vụ việc này thuộc sở hữu Amazon Technologies Inc được biết đến rộng rãi là một trong những công ty lớn nhất thế giới điều hành một trang web thương mại điện tử (www.amazon.com ), có thể truy cập được cho người tiêu dùng trên toàn thế giới và tại Singapore. Là một phần trong các dịch vụ của mình, bên đối chứng đã thành lập Amazon Game Studios để phát triển và phát hành trò chơi điện tử. Các trò chơi điện tử này có sẵn trên các nền tảng chơi game lớn, cửa hàng ứng dụng Amazon và cả Apple App Store và Google Play Store, dưới nhãn hiệu “Amazon Games”.
Lý do từ chối đăng ký
Amazon Technologies Inc sở hữu nhiều đăng ký nhãn hiệu trước đó bao gồm hoặc chứa từ “Amazon”, đã phản đối nhãn hiệu nộp đơn với các lý do:
Các nhãn hiệu này tương tự đến mức gây nhầm lẫn;
Việc sử dụng nhãn hiệu nộp đơn sẽ gây tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng;
Nhãn hiệu nộp đơn tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng của mình, do đó gây ra “sự pha loãng” mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu AMAZON;
Nguy cơ làm giả thương hiệu.
Dựa trên các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận quốc tế nói chung và luật sở hữu trí tuệ Singapore nói riêng thì cơ sở phản đối của đơn hoàn toàn có căn cứ.
Nhận định về tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn của các dấu hiệu của IPOS
Cơ quan quản lý SHTT Singapore (IPOS) đã đưa ra quyết định dựa trên các nhận định sau:
Sự tương đồng về mặt hình ảnh
Sự khác biệt đáng kể về kích thước của nhãn hiệu sẽ nổi bật về mặt thị giác trong nhãn hiệu ứng dụng tại Singapore (nhãn hiệu được được sử dụng trong kinh doanh). IPOS cho rằng nếu không nhớ rõ, người tiêu dùng sẽ nhớ “AMAZON” là yếu tố đặc biệt và nổi trội, rất giống với nhãn hiệu “AMAZON” của bên đối chứng. Thông thường người tiêu dùng rất dễ có thể nhầm lẫn về kích thước của nhãn hiệu họ có thể nhớ nhầm và mặc định nhãn hiệu của bên nộp đơn là cùa bên đối chứng – Amazon Technologies Inc.
Sự tương đồng về âm thanh
Khi áp dụng phương pháp tiếp cận thành phần chi phối – theo đó thành phần chi phối và đặc biệt của nhãn hiệu được xem xét, sự khác biệt về quy mô của nhãn hiệu này, có nghĩa là người tiêu dùng trung bình có thể sẽ nhấn mạnh bằng âm thanh vào thành phần nổi bật và đặc trưng về mặt thính giác. Vì dấu hiệu phông chữ đơn giản “AMAZON” của bên đối chứng cũng là “AMAZON”, nên có thể kết luận rằng các dấu hiệu này tương tự nhau về mặt thính giác. Các chữ cái la-tinh thường chỉ có một cách đọc việc nhãn hiệu của người nộp đơn có đầy đủ các chữ cái giống hệt từ các chữ cái dẫn đến việc giống hệt về cách đọc đây có thể chính là dấu hiệu gây nhầm lẫn.
Sự tương đồng về khái niệm
IPOS cho rằng “AMAZON” có thể được công chúng hiểu là ám chỉ đến một vị trí địa lý đã biết như rừng rậm Amazon và việc thêm “SURVIVAL” và các yếu tố khác như dấu chân và màu xanh lá cây vào nhãn hiệu đăng ký sẽ chỉ củng cố thêm vị trí địa lý này trong tâm trí công chúng. Khái niệm này đã được người tiêu dùng hiểu và liên tưởng đến nhãn hiệu AMAZON của công ty Amazon Technologies Inc từ trước nên nếu có thêm một nhãn hiệu có các chữ cái thể hiện khái niệm và sự liên tưởng tương đồng thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn.
Kết luận về tính tương tự
Dựa trên những điều trên, IPOS kết luận rằng nhãn hiệu nộp đơn có mức độ tương đồng cao với nhãn hiệu “AMAZON” của bên đối chứng – Amazon Technologies Inc.
Các cơ sở từ chối khác
Nhóm hàng hóa và dịch vụ giống hệt nhau
Khi xem xét tính tương tự của hàng hóa và dịch vụ, người nộp đơn thừa nhận và được IPOS đồng ý rằng hàng hóa và dịch vụ được yêu cầu trong Nhóm số 9 và 41 của nhãn hiệu nộp đơn giống hệt với hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ theo nhãn hiệu đã đăng ký của bên đối chứng, cụ thể là số T1416619I “AMAZON”.
Khả năng nhầm lẫn
Khi đánh giá khả năng gây nhầm lẫn, IPOS cho rằng có ít nhất hai khía cạnh cần xem xét:
Khía cạnh thứ nhất là nhầm lẫn một nhãn hiệu với nhãn hiệu khác. Như đã phân tích bên trên, nhãn hiệu Amazon cùng thể hiện dưới dạng chữ la-tinh có cùng cách viết và đọc nên người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu vốn đã đăng ký của bên đối chứng.
Khía cạnh thứ hai cần xét đến là khi một bộ phận công chúng có liên quan có thể nhận thấy rằng các nhãn hiệu xung đột là khác nhau nhưng vẫn nhầm lẫn về nguồn gốc, họ có thể lầm tưởng rằng hàng hóa và dịch vụ mang hai nhãn hiệu này có cùng nguồn gốc và có một số liên kết. Công ty Amazon Technologies Inc là công ty lâu đời có sự nổi tiếng và ảnh hưởng rộng rãi đến rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới, việc nhầm lẫn về nguồn gốc hay liên kết của nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu của công ty có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thậm chí đe doạ sự tồn tại của công ty.
Do nhãn hiệu nộp đơn và nhãn hiệu “AMAZON” của bên đối chứng có nhiều điểm tương đồng với các hàng hóa và dịch vụ giống hệt nhau nên Cơ quan đăng ký cho rằng người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn khi nghĩ rằng hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu nộp đơn thuộc về bên đối chứng hoặc có liên quan đến bên đối chứng và do đó, có khả năng gây nhầm lẫn.
Phần kết luận
Theo đó, Cơ quan đăng ký SHTT Singapore từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu gây nhẫm lẫn với Amazon do tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn.
Tầm quan trọng và khuyến nghị cho doanh nghiệp
Quyết định của Singapore trong việc từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu gây nhầm lẫn với Amazon có ý nghĩa quan trọng đối với cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhãn hiệu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường toàn cầu. Một nhãn hiệu mạnh không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng mà còn tạo ra sự khác biệt trong mắt khách hàng. Việc bảo vệ nhãn hiệu cũng ngăn chặn sự nhầm lẫn, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo rằng họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ đúng như mong đợi.
Để tránh sự phản đối do vấp phải các đối chứng khi đăng ký nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý chuyên nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo rằng họ không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của họ mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của thương hiệu trong tương lai. Thực hiện những bước đi này sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp từ vụ việc Singapore từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu gây nhẫm lẫn với Amazon. Đây là vụ việc điển hình trong năm 2024 đối với các đối chứng được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và học thuyết “pha loãng” nhãn hiệu. Quý khách có nhu cầu tư vấn về đăng ký bảo hộ thương hiệu/ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn chi tiết nhất!