Tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt khi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đông đảo bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm nghiêm trọng khi tàng trữ công cụ hỗ trợ một cách trái phép, hoặc chưa hiểu rõ thế nào là tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trả lời cho câu hỏi: Tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ bị xử phạt như thế nào?

Trọng tài pháp luật

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 304, điều 305, điều 306, điều 307 và điều 308 của Bộ Luật Hình sự.

Công cụ hỗ trợ là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019, công cụ hỗ trợ được hiểu là những phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Công cụ hỗ trợ bao gồm:

  • Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
  • Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
  • Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
  • Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
  • Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  • Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như các công cụ hỗ trợ được liệt kê ở trên.

Thế nào là tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ?

Hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về hành vi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ là hành vi cất giữ một số lượng công cụ hỗ trợ trái với quy định của pháp luật.

Tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hiện nay, pháp luật nước ta có hai mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ, cụ thể như sau:

Mức phạt Hành vi
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng – Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ d k3

– Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật k k3

10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng – Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ; a k4

– Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự; c k4

Như vậy, tùy vào tính chất nghiêm trọng của hành vi tàng trữ trái phép, mà cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng tới 20.000.000 đồng.

Lưu ý, trường hợp pháp nhân có hành vi vi phạm, sẽ bị phạt mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CPNgoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi này có thể sẽ bị tịch thu tang vật, công cụ hỗ trợ vi phạm.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt công cụ hỗ trợ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Khung hình phạt Trường hợp
03 tháng đến 02 năm Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
01 năm đến 05 năm – Phạm tội có tổ chức;

– Công cụ hỗ trợ có số lượng lớn;

– Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm.

03 năm đến 07 năm – Công cụ hỗ trợ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

– Làm chết 02 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP:

  • Công cụ hỗ trợ có số lượng lớn: được hiểu là số lượng từ 11 đến 100.
  • Công cụ hỗ trợ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn: có số lượng từ 101 trở lên.
  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới: đây là trường hợp mà người phạm tội đã hoặc đang đưa công cụ hỗ trợ ra khỏi biên giới Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất và ngược lại.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Một số câu hỏi liên quan tới công cụ hỗ trợ

Đối tượng nào được phép trang bị công cụ hỗ trợ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019, các đối tượng sau được trang bị công cụ hỗ trợ:

STT Đối tượng STT Đối tượng
1 Quân đội nhân dân 9 Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản
2 Dân quân tự vệ 10 Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan
3 Cảnh sát biển 11 Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường
4 Công an nhân dân 12 An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
5 Cơ yếu 13 Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
6 Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao 14 Ban Bảo vệ dân phố
7 Cơ quan thi hành án dân sự 15 Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động
8 Cơ sở cai nghiện ma túy 16 Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định

Tổ chức, doanh nghiệp có được kinh doanh công cụ hỗ trợ không?

Các tổ chức, doanh nghiệp được phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, tuy nhiên phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ theo quy dịnh tại Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 .

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ xin cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ và nộp cho cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ là người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Dịch vụ tư vấn của Luật Việt An

  • Tư vấn các cá nhân, tổ chức về pháp luật hình sự theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập tình tiết, tài liệu để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chuẩn bị, soạn thảo các văn bản, hồ sơ tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Luật sư đại diện tham gia tố tụng hình sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn các biện pháp thi hành án hình sự; thủ tục miễn giảm án phạt.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về mức phạt khi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về mức phạt khi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui long liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO