Singapore – được biết đến như một “đảo quốc sư tử” với môi trường kinh doanh năng động và cởi mở thu hút các nhà đầu tư bởi môi trường kinh doanh năng động và minh bạch. Hệ thống pháp lý ổn định, cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ưu đãi và lực lượng lao động chất lượng cao là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của đảo quốc sư tử. Thành lập công ty tại Singapore, doanh nghiệp không chỉ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, mà còn có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, kết nối với mạng lưới doanh nghiệp quốc tế và bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Với những lợi thế vượt trội này, Singapore thực sự là một điểm đến lý tưởng để các doanh nghiệp thành lập và phát triển.
Lựa chọn loại hình công ty thành lập tại Singapore
Công ty TNHH tư nhân (Private Limited Company)
Đặc điểm: Đây là hình thức phổ biến nhất, trong đó trách nhiệm của các thành viên (cổ đông) được giới hạn trong số vốn đã góp.
Ưu điểm:
Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng
Linh hoạt trong việc quản lý và điều hành
Thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhược điểm:
Có một số hạn chế về việc huy động vốn từ công chúng
Công ty tư nhân (Sole Proprietorship)
Đặc điểm: Doanh nghiệp thuộc về một chủ sở hữu duy nhất, có thể là một cá nhân hoặc một công ty.
Ưu điểm:
Thủ tục thành lập đơn giản, chi phí thấp
Toàn quyền quyết định phương án kinh doanh
Nhược điểm:
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty
Khó khăn trong việc huy động vốn
Công ty hợp danh (Partnership)
Đặc điểm: Có ít nhất hai chủ sở hữu cùng hợp tác kinh doanh.
Ưu điểm:
Linh hoạt trong quản lý
Dễ dàng huy động vốn từ các đối tác
Nhược điểm:
Các đối tác chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ của công ty
Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Theo đó nhà đầu tư Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài nếu việc thành lập công ty có sử dụng nguồn vốn (tiền, máy móc, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, quyền tài sản) chuyển từ Việt Nam qua Singapore.
Tại khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”
Như vậy, nếu có sử dụng nguồn tiền, tài sản từ Việt Nam đầu tư thành lập công ty tại Singapore thì phải làm thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nếu nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ chuyển ra Singapore tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ sẽ lấy ý kiến của Ngân Hàng nhà nước.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo Luật quy định là 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu B.I.1 tại Phụ lục B Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT;
Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ;
Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp ở nước ngoài
Đăng ký giao dịch ngoại hối
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, cấp Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt văn bản chấp thuận hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Sau khi đăng ký xong giao dịch ngoại hối nhà đầu tư chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký.
Trường hợp thay đổi tiến độ chuyển vốn phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền.