Thành lập công ty truyền thông

Với sự phát triển không ngừng của thời đại công nghệ hiện nay, việc truyền tải và tiếp nhận thông tin đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Điều này đã mở ra một cơ hội tiềm năng cho lĩnh vực truyền thông. Số lượng các công ty truyền thông ngày càng tăng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận. Trong bài viết tiếp theo, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin về việc thành lập công ty truyền thông theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công ty truyền thông

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Công ty truyền thông là gì?

Công ty truyền thông là công ty  hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thông tin và truyền thông. Trong đó, công ty sẽ tổng hợp, sắp xếp và phân phối nội dung dịch vụ cho người tiêu dùng. Họ cung cấp các dịch vụ bao gồm video, đồ họa và các chiến dịch quảng cáo cho khách hàng, đặc biệt là những người không có bộ phận tiếp thị riêng, giúp họ xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Một số lĩnh vực kinh doanh của công ty truyền thông

  • Sản xuất phim cùng với sản xuất các chương trình truyền hình.
  • Ghi âm, sản xuất âm nhạc.
  • Phát thanh, truyền hình.
  • Dịch vụ viễn thông,thông tấn và dịch vụ thông tin.
  • Các hoạt động liên quan tư vấn đến máy tính.
  • Dịch quảng cáo và dịch vụ nghiên cứu thị trường.
  • Hoạt động tổ chức và dịch vụ xúc tiến thương mại.
  • In ấn cùng với các dịch vụ liên quan đến in ấn.

Hồ sơ đăng ký công ty truyền thông

Với doanh nghiệp trong nước

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, để lập công ty truyền thông, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ  bao gồm:

  • Điều lệ hoạt động của công ty;
  • Đơn yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách những người sở hữu cổ phần (đối với Công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An (nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Việt An);
  • Bản sao công chứng CCCD/ hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Với nhà đầu tư nước ngoài

Trước tiên, Nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện thành lập công ty
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An.

Sau khi đã có giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập giống với doanh nghiệp trong nước và bổ sung thêm bản sao chứng thực giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục thành lập công ty truyền thông

Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành thủ tục đăng ký công ty truyền thông cần nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi đã có giấy chứng nhận đầu tư, tiếp tục tiến hành thủ tục hành lập công ty theo các bước dưới đây

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ như Luật Việt An đã trình bày ở trên. Cần ưu ý kiểm tra thật kỹ bộ hồ sơ tránh trường hợp sai sót gây ảnh hưởng đến tiến hộ thành lập công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập

Sau khi đã sắp xếp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để thành lập doanh nghiệp theo hướng dẫn của Luật Việt An, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo hai phương thức sau:

  • Gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT của tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Gửi hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số.

Bước 3: Nhận kết quả từ Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi gửi hồ sơ, nếu hồ sơ đúng quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty truyền thông. Nếu hồ sơ không đúng quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại.

Mã ngành đăng ký công ty truyền thông

Luật Việt An đề xuất một số mã ngành nghề thành lập công ty truyền thông theo  Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

Mã ngành Tên ngành nghề
8551 Giáo dục thể thao và giải trí
9000 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: thiết bị phát thanh; truyền hình và thông tin liên lạc chuyên môn; thiết bị sản xuất điện ảnh; thiết bị đo lường và điều khiển
5914 Hoạt động chiếu phim (trừ sản xuất phim)
7722 Cho thuê băng, đĩa video
7310 Quảng cáo
4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
5911 Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5912 Hoạt động hậu kỳ (trừ sản xuất phim, không thực hiện các hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)
5913 Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình

Một số câu hỏi thường gặp

Quy định về cách đặt tên cho công ty truyền thông như thế nào?

Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên của công ty truyền thông phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Gồm 2 thành tố: Loại hình công ty và tên riêng của công ty
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường chọn tên theo ngành nghề mà họ định kinh doanh, kèm theo tên riêng/từ hoặc cụm từ tiếng Anh. Luật không yêu cầu phải có tên lót cho công ty, nhưng nếu thêm các tiền tố như ”truyền thông”, “giải trí” thì công ty sẽ được công chúng nhận biết rõ hơn về ngành nghề kinh doanh của mình, dễ thu hút sự chú ý hơn; không ghi thì tên sẽ ngắn gọn nhưng khả năng nhận diện lại thấp hơn.

Ví dụ: Công ty Cổ Phần giải trí Phượng Hoàng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn truyền thông Danana, Công ty TNHH truyền thông Á Châu,….

Nên lựa chọn ngưười đại diện pháp luật như thế nào cho công ty truyền thông?

Người đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp trong việc làm việc, ký kết các giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác. Công ty truyền thông giải trí cần lựa chọn người đại diện pháp luật có khả năng, năng lực, vì đây là người quan trọng, quyết định các công việc liên quan đến công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định rõ số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty truyền thông, nên làm những thủ tục gì tiếp theo?

Sau khi bạn đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn nên hoàn thành các bước sau đây:

  • Thông báo về việc mở tài khoản ngân hàng (nếu công ty của bạn đã đăng ký tài khoản ngân hàng);
  • Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu;
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế;
  • Nộp thuế môn bài; Thực hiện kê khai thuế;
  • Lắp đặt biển hiệu công ty tại trụ sở chính.

Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam

  • Công ty TNHH M-TP Entertainment
  • Công ty cổ phần truyền thông – giải trí – sáng tạo Viet Vision
  • Công ty TNHH Truyền thông Mycar
  • Công ty TNHH Truyền thông Vinalink
  • Công ty CP Truyền thông Hamico
  • Công ty TNHH Truyền thông F.World.

Dịch vụ thành lập công ty truyền thông trọn gói của Luật Việt An

  • Tư vấn về các yêu cầu và điều kiện để thành lập công ty;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền thông;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty;
  • Cung cấp các dịch vụ sau thành lập và tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, thành lập công ty, doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO