Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông

Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, các dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Từ đó, nhiều doanh nghiệp thành lập mới lựa chọn ngành nghề này để kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì đây là một ngành nghề có điều kiện. Để quý khách hàng quan tâm có cái nhìn đúng nhất về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung thì trong bài viết này, Luật Việt An xin tư vấn về trình tự thủ tục cũng như nhưng lưu ý khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đúng theo pháp luật hiện hành.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông:

  1. Có Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  2. Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
  3. Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
  4. Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Lưu ý: Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên xin thêm Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ (tư Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP).

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viến thông

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho công ty Luật Việt An.

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp giấy phép dịch vụ viễn thông

Doanh nghiệp mộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 (năm) bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
  • Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
  • Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép;
  • Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong năm năm đầu tiên kể từ ngày dược cấp giấy phép;
  • Dự thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông mẫu đối với các dịch vụ cụ thể doanh nghiệp dự định cung cấp.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đồng thời đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp một loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp phép có thể được ghộp chung thành một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng pahir bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ.

Trong 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp pơheps hoặc trình Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép cho doanh nghiệp.

Bước 5: Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp các nội dung chính trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Lưu ý: Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các nội dung chính:

  • Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
  • Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có);
  • Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có);
  • Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ khi thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title