Thành lập nhà hàng nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng đang phát triển rất mạnh. Thị hiếu và khẩu vị của thực khách Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, thích thử những thực đơn mới lạ. Nhất là tại các thành phố lớn, không khó để bắt gặp rất nhiều nhà hàng có chủ là người nước ngoài và cung cấp các món ăn có khẩu vị của nhiều khu vực, quốc gia khác nhau như: Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… Cho dù nền kinh tế có biến động thế nào thì nhu cầu ăn uống vẫn là nhu cầu tất yếu diễn ra hàng ngày của con người. Tuy nhiên, đầu tư một nhà hàng quy mô trung bình trở lên cần một số vốn không nhỏ và thời gian hoàn thuế tính bằng năm cũng như công tác marketing phải hiệu quả thì mới cạnh tranh được trong một ngành có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Không ít người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam đã lâu luôn mong muốn mở nhà hàng và bán các món ăn đặc trưng của quê hương họ. Với những người dành niềm đam mê cho các món ăn thì đây không chỉ còn là niềm đam mê đơn thuần, mà còn là niềm tự hào và giúp họ vơi đi nỗi nhớ quê hương.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, Công ty Luật Việt An nhận thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khó khăn và mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính. Nhất là đối với lĩnh vực thực phẩm, luôn là một vấn đề được quan tâm rất nhiều. Để giúp Quý Khách hàng có mong muốn thành lập nhà hàng nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:

Trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643) không còn giới hạn nào đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng tại Việt Nam.

Có hai cách thức để lựa chọn:

  • Thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam;
  • Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam.

Cách 1: Thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

  • Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

  • Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xin cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam.

Nếu nhà đầu tư chọn cách này thì sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí do không phải xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư. Lĩnh vực này cũng không hạn chế phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài nên nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tới 100% phần vốn của công ty. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên.

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật Việt An:

  • Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể đối với mỗi loại ngành nghề;
  • Tư vấn hồ sơ và các tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép con…;
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập: thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập nhà hàng nước ngoài tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn thêm!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title