Thành lập phòng tập thể hình

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Có sức khỏe tốt là tiền đề để học tập và làm việc hiệu quả. Tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe dường như ai cũng nhận thức được nhưng trong cuộc sống bận rộn ngày nay, để duy trì được thói quen tập luyện dường như không dễ dàng. Các phòng tập thể hình, thông thường gọi là phòng gym đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu nhưng vài năm trở lại đây mới phát triển mạnh, một phần do sự phát triển của các hình thức marketing mới, nhất là marketing trên mạng cùng với ảnh hưởng từ truyền thông đã thúc đẩy nhu cầu tập luyện của khách hàng.

Trên thị trường phòng tập hiện nay chia thành hai xu hướng rõ rệt: phòng tập thể hình cao cấp và phòng tập thể hình bình dân. Phòng tập thể hình cao cấp thường có cơ sở vật chất tốt đi kèm nhiều dịch vụ tiện ích như chỗ đậu xe hơi, hồ bơi, phòng xông hơi, bán lẻ thực phẩm chức năng hỗ trợ luyện tập, dịch vụ huấn luyện viên, các môn học đa dạng,… Còn phòng tập thuộc phân khúc bình dân vẫn được đánh giá cao do giá cả phù hợp với số đông khách hàng, thiết bị luyện tập chất lượng tốt dù không quá xa hoa, sang trọng và nhiều gói dịch vụ như phân khúc cao cấp. Việc kinh doanh phòng tập thể hình mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn do hoạt động theo cơ chế thẻ thành viên với nhiều hạng khác nhau và các chương trình thuê huấn luyện viên riêng. Chưa kể đến việc thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đơn vị khác như hãng thời trang thể thao, phân phối thực phẩm chức năng, công ty kinh doanh quảng cáo… để đôi bên cùng chia sẻ lợi nhuận.

Với những nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực này thì dù có chọn phân khúc nào hay các chiến lược kinh doanh ra sao, yếu tố pháp lý là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Hiểu và vận dụng tốt pháp luật, từ khâu trước đầu tư cho tới giai đoạn kinh doanh lâu dài sau này, sẽ giúp tạo nên một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và cung cấp một số quy định pháp luật như sau:

Các văn bản pháp luật cần quan tâm:

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Luật Thể dục, thể thao 2006;
  • Nghị Định 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao 2006;
  • Thông tư 16/2010/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình;
  • Nghị định 106/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp thể thao

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;
  • Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

Theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư thì kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa là sau khi thành lập doanh nghiệp, có tư cách hợp pháp thì doanh nghiệp thể thao phải đáp ứng các điều kiện mà luật chuyên ngành đặt ra: điều kiện về cơ sở vật chất, huấn luyện viên và điều kiện về giấy phép thì lúc này, doanh nghiệp thể thao mới có thể chính thức đi vào hoạt động.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;
  • Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
  • Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;
  • Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;
  • Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;
  • Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
  • Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;
  • Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.

Điều kiện về huấn luyện viên:

  • Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương;
  • Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
  • Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều kiện về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao:

Hồ sơ xin cấp bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 02 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 03 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn của huấn luyện viên.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) nơi doanh nghiệp thể thao đặt trụ sở chính.

Thời hạn: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Một số lưu ý:

Về ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Các hoạt động trong một phòng tập thể hình được phân vào nhóm 8551 (Giáo dục thể thao và giải trí) và nhóm 9311 (Hoạt động của các cơ sở thể thao). Ngoài ra, để thuận tiện cho việc kinh doanh, Quý Khách hàng có thể đăng ký thêm nhiều ngành nghề khác như:

7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận;

7310: Quảng cáo;

7641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép;

4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trong đó có bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao);

4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh;

4763: Bán lẻ thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao trong các cửa hàng chuyên doanh.

Một số thủ tục sau thành lập:

  • Kê khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài;
  • Đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn;
  • Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động;
  • Xin cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài;
  • Ký kết hợp đồng lao động.

Dịch vụ của Công ty Luật Việt An:

  • Tư vấn pháp luật và thủ tục thành lập công ty;
  • Tư vấn pháp luật và thủ tục xin cấp phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn pháp luật thuế và các thủ tục liên quan đến thuế;
  • Tư vấn pháp luật lao động nói chung và lao động nước ngoài nói riêng;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đầu tư, thuế và lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền.

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý và các thủ tục liên quan, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn thêm!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO