Văn phòng tại Hà Nội
Mobile: 0979 05 77 68
Mobile: 0977 86 08 08
Email: info@luatvietan.vn
Thừa phát lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tư pháp. Hiện nay, hoạt động của các văn phòng thừa phát lại được mở rộng hơn cả về phạm vi hoạt động và phạm vi địa lý. Trong bài viết này, Luật Việt AN xin tư vấn quý khách hàng về thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại cũng như điều kiện thành lập.
Điều kiện thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại
Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Bước 1: Thừa phát lại thành lập văn phòng thừa phát lại phải nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thì điểm chế định thừa phát lại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Hồ sơ thành lập bao gồm:
– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
– Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi,; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại.
– Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại
Bước 2: Xử lý hồ sơ thành lập
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại gồm:
Luật Việt An cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thànhl ập doanh nghiệp, văn phòng thừa phát lại. Qúy khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.