Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Với vị trí địa lý và nền kinh tế năng động và phát triển tạo thành một tam giác kinh tế Hà Nôi – Hải Phòng – Quảng Ninh đưa kinh tế phía Bắc thành vùng kinh tế hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trên nền tảng kinh tế phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, Hải Phòng hướng trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp sản xuất, dịch vụ vận tải logistic dẫn đầu Việt Nam. Chính vì vây doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư trong nước, ngoài nước được thành lập với tỷ lệ tăng cao, theo đó là tỷ lệ công ty có nhu cầu thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh tăng cao để thích ứng với tình hình Covid 19 diễn biến phức tạp năm 2020, 2021 các doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu tổ chức, cơ cấu kinh doanh để thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp ( Tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ)
Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật (Đối với Công ty TNHH còn có thêm thông tin về thành viên công ty).
Ngoài ra, khi công ty có thay đổi đăng ký kinh doanh đối với các nội dung sau còn được cấp song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022 tại Hải Phòng:
Các bước doanh nghiệp cần thực hiện khi có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như sau:
Bước 1: Xác nhận nghĩa vụ thuế
Công ty chỉ phải thực hiện bước 1 khi có thay đổi trụ sở công ty khác quận, khác tỉnh.
Khi công ty thay đổi địa chỉ trụ sở khác quận hoặc khác tỉnh trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh. Công ty cần thực hiện thủ tục chốt nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế cũ. Sau khi có xác nhận của cơ quan thuế công ty thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đăng ký trụ sở mới của công ty.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
Luật Việt An tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục pháp lý liên quan đến mỗi nội dung thay đổi để doanh nghiệp chuẩn bị.
Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Việt An luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển khách hàng ký để chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu khách hàng tự nộp hồ sơ thì chuẩn bị hồ thay đổi tương ứng với nội dung thay đổi để nộp Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi, lệ phí công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Công ty nộp hồ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp.
Phương thức nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
Nộp hồ sơ trực tuyến: tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Hiện nay, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 100% các hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh phải nộp thông qua hình thức trực tuyến, cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận hồ sơ trực tiếp cho thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Mọi thông tin thực hiện thủ tục được thực hiện qua tài khoản đăng ký kinh doanh nghiệp và kết quả thay đổi được gửi về doanh nghiệp theo đường bưu chính, doanh nghiệp nộp lệ phí thay đổi và lệ phí công bố thông tin bằng hình thức chuyển khoản qua thẻ ATM.
Nộp hồ sơ trực tiếp: Hiện tại, chỉ có một số trường hợp đặc biệt do doanh nghiệp chưa gộp mã số thuế với mã số doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh mới tiếp nhận hồ sơ giấy của doanh nghiệp trực tiếp. Khi nhận hồ sơ trực tiếp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thủ tục hành chính liên quan.
Bước 4: Nhận kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ hợp lệ sẽ bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp một trong các giấy tờ pháp lý sau cho doanh nghiệp:
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Cấp Giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo để công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu cụ thể và nêu rõ lý do.
Bước 5: Khắc lại dấu công ty
Chỉ phải thực hiện bước này nếu doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin con dấu. Các trường hợp doanh nghiệp cần thay đổi con dấu khi thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:
Công ty thay đổi tên Tiếng Việt;
Doanh nghiệp thay đổi loại hình công ty;
Công ty thay đổi trụ sở khác tỉnh;
Công ty thay đổi trụ sở khác quận (nếu trên dấu vẫn còn địa chỉ quận).