Thế nào là sáng chế dạng sử dụng?

Sáng chế đóng vai trò then chốt đối với sự đổi mới và phát triển. Bằng sáng chế không chỉ thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Khai thác thương mại hợp lý loại hình tài sản trí tuệ này sẽ góp phần gia tăng lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia. Sáng chế là loại tài sản vô hình và được pháp luật bảo hộ, công nhận quyền sở hữu. Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Việt An sẽ trình bày với Quý khách hàng về Sáng chế dạng sử dụng nhằm giải đáp thắc mắc.

Đăng ký sáng chế

Căn cứ pháp lý

  • Hiệp định TPP;
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;

Quy định của Hiệp định TPP

Trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam ký kết, trong phần Liên quan đến Sở hữu trí tuệ, cụ thể là Điều 18.37 TPP, vấn đề này đã được đề cập như sau: “.. từng quốc gia thành viên khẳng định rằng bằng sáng chế được công nhận cho các sáng chế được yêu cầu bảo hộ bởi ít nhất một trong các dạng sau: các cách sử dụng mới cho một sản phẩm đã biết, các phương pháp mới để sử dụng một sản phẩm đã biết, hoặc các quy trình mới để sử dụng một sản phẩm đã biết”.

Như vậy, theo quy định tại điều này, Việt Nam, một thành viên ký kết TPP, sẽ phải chấp nhận bảo hộ sáng chế dạng “sử dụng” được thể hiện ở yêu cầu bảo hộ dạng “sản phẩm” hoặc “quy trình”.

Thế nào là Sáng chế dạng sử dụng?

Theo khoản 12 Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Sáng chế dạng sử dụng là một loại sáng chế mà người đăng ký bảo hộ không chỉ tạo ra một sản phẩm hay một quy trình mới, mà còn đề cập đến cách sản phẩm hoặc quy trình đó có thể được sử dụng hoặc áp dụng trong thực tế.

Sáng chế dạng sử dụng thường được mô tả cụ thể về cách sản phẩm hoặc phương pháp mới có thể được tích hợp vào môi trường thực tế, giải quyết những vấn đề cụ thể, hoặc mang lại những lợi ích nổi bật cho người sử dụng. Nó không chỉ giới hạn trong việc mô tả cấu trúc hoặc nguyên lý hoạt động của sản phẩm, mà còn nói về cách nó có thể được triển khai và ứng dụng trong các tình huống thực tế.

Ví dụ về sáng chế dạng sử dụng

Tên sáng chế: Chất phủ chống mài mòn và phương pháp sử dụng

Phân loại sáng chế (IPC): C08K3/36, C09D7/12, C08K9/06, C08K3/22, B32B5/16

Chủ đơn: PPG INDUSTRIES OHIO, INC.

Ngày nộp đơn: 31/03/2003

Ngày công bố đơn: 25/01/2005

Sáng chế đề cập đến chất phủ chống mài mòn có độ trong suốt mài mòn cao. Chất phụ này chứa hỗn hợp đồng nhất các hạt, gồm nhôm oxit đã được xử lý bằng silan hữu cơ và silic oxit được xử lý theo cách tương tự hoặc không được xử lý. Việc sử dụng kết hợp các hạt này cho phép giảm đáng kể phần trăm trọng lượng các hạt chống mài mòn, tạo độ chống mài mòn thích hợp cho lớp phủ. Các hạt này có thể có mặt trong, ví dụ, chất kết dính uretan acrylat, chất này có thể được hóa rắn bằng cách sử dụng bức xạ UV. Sáng chế còn đề cập đến các phương pháp sử dụng chất phủ này.

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Thủ tục bảo hộ sáng chế

Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn ).

·       Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

·       Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ bảo hộ sáng chế

  • 02 bản tờ khai đăng ký sáng chế (02 bản);
  • 02 bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • 02 bản tóm tắt sáng chế;
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện công ty Luật Việt An).

Dịch vụ đăng ký sáng chế của Công ty luật Sở hữu trí tuệ Việt An

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của sáng chế ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tra cứu không chính thức hoặc chính thức thông tin sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế;
  • Theo dõi tiến trình xử lý đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ sáng chế.
  • Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài
  • Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Quý khách hàng có thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn các dịch vụ pháp lý liên quan đăng ký sáng chế, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO