Các nội dung bắt buộc phải có của bản mô tả sáng chế

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, khoa học và sự sáng tạo vô hạn của con người, ngày càng có nhiều sáng chế được ra đời. Để có thể bảo vệ được sáng chế của mình, tránh việc các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép và sử dụng bừa bãi, nhiều cá nhân/ tổ chức đã lựa chọn phương pháp đăng ký bảo hộ cho các sáng chế của mình. Tuy nhiên, trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế cũng khá phức tạp, có thể gây khó hiểu, nhầm lẫn cho một số cá nhân/ tổ chức khi đăng ký bảo hộ, đặc biệt là về bản mô tả của sáng chế. Luật Việt An sẽ trình bày các nội dung bắt buộc phải có của bản mô tả sáng chế cụ thể như sau.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung thông tư 01/2007/TT-BKHCN về sở hữu công nghiệp.
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ.

Một số khái niệm

Sáng chế là gì?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật có thể thể hiện qua sản phẩm hoặc quy trình, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên và nguyên lý khoa học. Quá trình này đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu công phu, giúp tạo ra các khái niệm đột phá mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Bản mô tả sáng chế là gì?

Bản mô tả sáng chế là tài liệu bắt buộc khi nộp đơn đăng ký sáng chế, được quy định tại Điều 102 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đây là một phần của hồ sơ đăng ký sáng chế. Bản mô tả sáng chế bao gồm hai phần đó là: phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

Một số ví dụ về sáng chế

Một số sáng chế nổi tiếng có thể kể đến như: bóng đèn điện của Thomas Edison, cột thu lôi của Benjamin Franklin, máy hơi nước của James Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nobel, tai nghe khám bệnh của Laennec…

Các nội dung bắt buộc phải có của bản mô tả sáng chế và cách trình bày chi tiết

STT Nội dung Hướng dẫn
Phần mô tả sáng chế

(phần này phải cung cấp đủ các thông tin liên quan đến sáng chế. Đồng thời phải bảo đảm người có trình độ kỹ thuật trung bình trong lĩnh vực liên quan có thể áp dụng được giải pháp đó.)

1 Tên của sáng chế Cần được đặt tên ngắn gọn, rõ ràng và phù hợp với đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật mà nó hướng đến. Tên không nên chứa những yếu tố quảng cáo

Ví dụ: Quy trình sản xuất bóng đèn; Chế phẩm xử lý nước thải

2 Lĩnh vực sử dụng của sáng chế Người làm hồ sơ cần xem chi tiết “Bảng phân loại sáng chế quốc tế” sau đó đối sánh các sáng chế của mình và liệt kê ra các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể mà có liên quan đến sáng chế hoặc lĩnh vực mà sáng chế được sử dụng.
3 Tình trạng kỹ thuật của sáng chế Trong phần này, người soạn thảo cần giới thiệu một hoặc nhiều phương pháp kỹ thuật đã có trước đó có tính chất kỹ thuật, mục đích hoặc giải quyết cùng một vấn đề như sáng chế.

Nếu trong trường hợp không có thông tin về tình trạng kỹ thuật của sáng chế thì người làm hồ sơ phải ghi rõ điều này.

4 Mục đích của sáng chế Ở phần này, người làm hồ sơ cần nêu rõ mục đích mà sáng chế hướng tới (nhiệm vụ hoặc vấn đề mà sáng chế cần giải quyết). phần này phải trình bày khách quan, cụ thể, không được phóng đại hay mang tính quảng cáo.
5 Bản chất kỹ thuật của sáng chế Ở  phần này cần phải nêu rõ được bản chất của sáng chế cần bảo hộ, trong đó bắt buộc phải bao gồm những nội dung như sau:

·       Vấn đề kỹ thuật mà sáng chế giải quyết (hay chính là mục đích mà sáng chế hướng tới).

·       Các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên sáng chế; các dấu hiệu kỹ thuật mới so với các kỹ thuật tương tự đã biết trước đó.

·        Các hiệu quả có thể sẽ đạt được so với những giải pháp kỹ thuật hiện có.

6 Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có) Nếu bản mô tả của sáng chế có hình vễ nhằm mô tả rõ ràng sáng chế hoặc làm rõ bản chất của sáng chế thì ngờời soạn thảo hồ sơ bảo hộ cần phải có danh mục các hình  vẽ của sáng chế và giải thích từng hình một cách ngắn gọn.
7 Ví dụ thực hiện sáng chế Trong phần này, người soạn thảo hồ sơ cần chỉ ra một hoặc một vài ví dụ về việc áp dụng sáng chế trong thực tế nhằm chứng minh khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế và công dụng của nó. Nếu sáng chế được đặc trưng bởi các dấu hiệu định lượng thì phải chỉ ra trị số cụ thể của dấu hiệu đó, nếu không định lượng được thì phải chỉ ra được trạng thái xác định của dấu hiệu đó.
8 Những hiệu quả có thể đạt được (nếu có) Nếu có những hiệu quả mới có thể đạt được và các hiệu quả này chưa được nêu trong phần bản chất kỹ thuật của sáng chế thì người làm hồ sơ sẽ liệt kê vào phần này
Phần yêu cầu bảo hộ
1 Yêu cầu bảo hộ Ở phần này, người soạn hồ sơ cần xác định phạm vi bảo hộ. Có thể yêu cầu bảo hộ một hoặc nhiều điểm của sáng chế, mỗi điểm phải được trình bày riêng thành một đoạn văn và có đánh số thứ tự

Chú ý: Phải trình bày rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với các mô tả trong phần mô tả bản chất kỹ thuật

Bản tóm tắt
Ở phần này, người làm hồ sơ cần tóm tắt lại sáng chế sao cho ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhất và phải chứa đựng các nội dung như sau:

  • Lĩnh vực mà sáng chế được bảo hộ sẽ sử dụng hoặc liên quan đến sáng chế cần bảo hộ
  • Tên của sáng chế
  • Bản chất kỹ thuật của sáng chế (mô tả một cách ngắn gọn)

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sáng chế và bản mô tả sáng chế

Có thể bảo hộ sáng chế dưới những hình thức nào?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có hai hình thức bảo hộ sáng chế đó là: Bằng độc quyền sáng chế (Patent for Invention) và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (Patent for Utility Solution)

Khi đăng ký bảo hộ sáng chế, có bắt buộc phải có bản mô tả sáng chế hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành khi đăng ký bảo hộ sáng chế, trong đơn bảo hộ sáng chế phải bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế

Như vậy, bản mô tả sáng chế là tài liệu bắt buộc phải có khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Hiệu lực của bằng sáng chế sẽ kéo dài bao lâu?

Tuỳ theo hình thức bảo hộ của sáng chế sẽ có thời gian bảo hộ khác nhau, cụ thể:

  • Bằng độc quyền sáng chế sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn

Tôi có thể gia hạn hiệu lực của bằng sáng chế hay không?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, sáng chế sẽ không được gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Cần phân biệt khái niệm gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế. Trong luật chỉ quy định về quyền duy trì hiệu lực bằng sáng chế của chủ văn bằng bảo hộ. Nếu chủ văn bằng có nhu cầu duy trì hiệu lực của văn bằng thì có thể nộp lệ phí để duy trì. Các vấn đề liên quan đến lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng sẽ được Chính phủ quy định chi tiết.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ sáng chế xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title