Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ;
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thiết kế bề mặt không thể đăng ký nhãn hiệu
Các thiết kế thường được sử dụng trên bề mặt của một vài sản phẩm hoặc sử dụng cho các sản phẩm bằng phẳng như nguyên liệu dệt may, vải, quần áo, giấy dán tường, gạch, bộ đồ ăn, đồ da hay các sản phẩm tương tự khác.
Những thiết kế như vậy thường không được công chúng xem như một nhãn hiệu chỉ dẫn nguồn gốc thương mại, mà chỉ đơn thuần là thiết kế trang trí cho sản phẩm hấp dẫn hơn.
Một hoa văn trên bề mặt sản phẩm thường có chức năng giống như thiết kế của sản phẩm và được người tiêu dùng nhìn nhận như là một phần của sản phẩm. Nó không được xem như một dấu hiệu phân biệt và tách rời với sản phẩm để chỉ dẫn nguồn gốc thương mại. Những thiết kế như vậy sẽ không có chức năng của nhãn hiệu và thẩm định viên phải từ chối.
Ví dụ, những thiết kế bề mặt sau không được xem là nhãn hiệu:
Tương tự như vậy, những hoa văn trên giấy dán tường, bộ đồ ăn, khăn trải bàn hay những sản phẩm tương tự thường sẽ không người tiêu dùng nhìn nhận như một nhãn hiệu mà là thiết kế trang trí của sản phẩm. Ví dụ:
Ví dụ, thiết kế bề mặt sau đã bị từ chối đơn đăng ký tại Việt Nam do thiếu khả năng phân biệt hàng hóa:
Vật liệu xây dựng, không phải kim loại” – Đơn số. 4-2009-23542 được cung cấp bởi Cục SHTT Việt Nam
Tuy nhiên, căn cứ từ chối này có thể được bỏ qua đối với hoa văn cụ thể nếu người nộp đơn có thể chứng minh hoa văn có khả năng phân biệt và có chức năng giống như một nhãn hiệu khi được sử dụng trong thương mại. Ví dụ, hoa văn sau được xem là có khả năng phân biệt tại Malaysia:
Đơn nhãn hiệu quốc tế số 00004038 – BURBERRY Ltd
Đơn nhãn hiệu quốc tế số 07015465 – Louis Vuitton Malletier
Nếu các thiết kế bề mặt không có khả năng phân biệt so với các nhãn hiệu của sản phẩm cùng loại thì không thể đăng ký nhãn hiệu. Ngược lại các thiết kế có khả năng phân biệt nhận biết khác biệt lại được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu!