Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch. Việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại, đánh giá chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong bài viết này, Luật Việt Nam sẽ tổng hợp các quy định về thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Phân loại các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định pháp luật hiện nay

Căn cứ theo Điều 48 Luật Du lịch 2017 và Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định các loại hình cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam như sau:

Khi nào phải công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này có nghĩa là thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch không bắt buộc đối với tất cả các cơ sở lưu trú du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch có quyền tự nguyện đăng ký phân loại và xếp hạng với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền. Việc công nhận hạng chỉ mang tính chất khuyến khích và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch nếu không được công nhận.

Tuy nhiên, việc được công nhận hạng sẽ mang lại một số lợi ích cho cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm:

  • Nâng cao uy tín và thương hiệu của cơ sở lưu trú du lịch;
  • Thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế;
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường;
  • Được hưởng các ưu đãi về chính sách nhà nước.

Do đó, mặc dù không bắt buộc, việc đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được khuyến khích đối với các cơ sở lưu trú du lịch có mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút du khách.

Đối tượng áp dụng công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Các đối tượng cơ sở lưu trú được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

  • Khách sạn
  • Biệt thự du lịch
  • Căn hộ du lịch
  • Tàu thủy lưu trú du lịch.

Khái quát thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Thẩm quyền công nhận

  • Vụ Khách sạn Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và 05 sao;
  • Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương) đối cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

Hình thức nộp hồ sơ

  • Trực tiếp;
  • Qua dịch vụ của bưu điện;
  • Online tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phí, lệ phí

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-BTC :

  • Hạng 1 sao, 2 sao: 1.500.000VNĐ/hồ sơ;
  • Hạng 3 sao: 2.000.000VNĐ/hồ sơ;
  • Hạng 4 sao, 5 sao: 3.500.000VNĐ/hồ sơ.

Hình thức nộp phí, lệ phí

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nộp phí trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như Cục Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương.
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống trực tuyến: một số địa phương hoặc cơ quan có hệ thống nộp phí trực tuyến trên các trang web chính thức của Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời hạn giải quyết

  • 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với hồ sơ nộp tại Tổng cục Du lịch).
  • Phụ thuộc vào Quyết định hành chính bởi từng tỉnh (đối với hồ sơ nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương)

Ví dụ: Tỉnh Bình Thuận quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Tỉnh Ninh Thuận quy định thời hạn giải quyết là 2 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Kết quả thủ tục

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch 2017

  • Trường hợp 1: Hồ sơ hợp lệ

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch. (đối với hồ sơ nộp tại Tổng  cục Du lịch)

Phụ thuộc vào Quyết định hành chính bởi từng tỉnh (đối với hồ sơ nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương)

  • Trường hợp 2: Hồ sơ không hợp lệ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì thẩm định hồ sơ sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở lưu trú du lịch biết kết quả thẩm định hồ sơ và nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ.

Cơ sở lưu trú du lịch có quyền sửa chữa, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì thẩm định hồ sơ.

Hướng dẫn phân loại sao cơ sở lưu trú

Căn cứ theo Mục 3 Chương V Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017,  Điều 48 Luật Du lịch 2017 và TCVN 4391:2015 thì việc phân loại và xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí phân loại sao cơ sở lưu trú

Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Căn cứ theo khoản 4 Điều 50 Luật du lịch 2017, hồ sơ đăng ký thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gôm các tài liệu như sau:

STT Tên tài liệu Lưu ý Lưu ý
1 Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL) 01 bản Tải về
2 Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ  sở lưu trú du lịch 01 bản Khách hàng cung cấp
3 Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch 01 bản Khách hàng cung cấp
4 Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch 01 bản Khách hàng cung cấp
5 Giấy ủy quyền cho Luật Việt An     thực hiện thủ tục 01 bản Khách hàng cung cáp Giấy tờ pháp lý cá nhân/ tổ chức liên quan

Thủ tục đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Quy trình đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Một số câu hỏi liên quan

Ai được phép đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch?

  • Cá nhân: Là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có hộ khẩu thường trú tại địa điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch;
  • Tổ chức: Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại địa điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần đáp ứng những điều kiện gì ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

  • đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú có thời hạn trong bao lâu ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 50 Luật Du lịch 2017 thì quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm kể từ ngày công nhận hạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định về hồ sơ đăng ký, trình tự và thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại Bộ Luật Du lịch 2017.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch có thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ hoặc có vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch trước thời hạn.

Cơ sở lưu trú có nghĩa vụ thông báo trước khi hoạt động không ?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định thì chậm nhất 15 ngày trước khi hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thực hiện thông báo cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch những nội dung sau:

  • Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;
  • Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật ;
  • Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Nếu cơ sở lưu trú không thông báo đầy đủ các nội dung trên tới cơ quan nhà nước trước khi đi vào hoạt động thì có thể bị xử lý sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP. Lưu ý mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ gấp đôi cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký đăng ký thủ tục công nhận cơ sở lưu trú du lịch vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title