Tình hình thành lập công ty trong nước tháng 11 năm 2021
Việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành ngày 11/10/2021 đã có tác động tích cực tới tinh thần khởi nghiệp của người dân trong tháng 11/2021.
Cụ thể, tình hình thành lập công ty trong nước tháng 11/2021 được phản ánh qua các số liệu sau:
STT
Nội dung
Đơn vị
Năm 2021
So sánh năm 2020
1
Đăng ký thành lập mới
1.1
Số lượng
Doanh nghiệp
11.902
-9,1%
1.2
Vốn đăng ký
Tỷ đồng
149.861
-47,4%
1.3
Lao động đăng ký
Người
76.567
-36%
2
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Doanh nghiệp
4.958
-6,7%
3
Doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Doanh nghiệp
9.421
2,6%
3.1
Doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh
Doanh nghiệp
3.523
27,1%
3.2
Doanh nghiệp chờ giải thể
Doanh nghiệp
4.642
3,8%
3.3
Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại
Doanh nghiệp
1.256
-35,3%
Từ số liệu cụ thể trên, cho thấy:
Doanh nghiệp thành lập mới
Mặc dù có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020 (giảm 9,1% về số doanh nghiệp và giảm 47,4% về vốn đăng ký) nhưng số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký mới trong tháng 11 năm 2021 tiếp tục cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP (tăng 44,6% về số doanh nghiệp và tăng 38% về số vốn so với tháng 10/2021).
So sánh với tháng 8/2021 và tháng 9/2021 (thời điểm việc giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt tại nhiều địa phương trên cả nước), số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2021 tăng lần lượt 106,6% và 205,3%; số vốn đăng ký mới tăng 120,5% và 140%.
Tháng 11/2021 cũng là tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 4/2021, khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nước ta.
Trong tháng 11/2021, 04/06 khu vực trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2020, gồm:
Đông Nam Bộ (4.702 doanh nghiệp, giảm 13,9%);
Đồng bằng sông Cửu Long (880 doanh nghiệp, giảm 15,1%);
Tây Nguyên (361 doanh nghiệp, giảm 18,9%);
Đồng bằng sông Hồng (3.526 doanh nghiệp, giảm 6,7%).
Trong khi đó, 02 khu vực có số doanh nghiệp thành lập mới tăng là:
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.866 doanh nghiệp, tăng 2,6%);
Trung du và miền núi phía Bắc (567 doanh nghiệp, tăng 3,5%).
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Tháng 11/2021 chứng kiến số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cao nhất kể từ tháng 4/2021. Mặc dù giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng tăng lần lượt 28,3%, 49,5% và 15,2% so với các tháng 8, 9 và 10/2021.
Có 36/63 địa phương có số lượng doanh nghiệp tái gia nhập thị trường tăng so với tháng 10/2021 và 45/63 địa phương có sự gia tăng so với tháng 9/2021.
Một số địa phương có sự phục hồi ấn tượng về số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2021 gồm:
Thành phố Hồ Chí Minh (1.557 doanh nghiệp, tăng 34,6% so với tháng 10/2021 và tăng 77,1% so với tháng 9/2021);
Bình Dương (154 doanh nghiệp, tăng 49,5% so với tháng 10/2021 và tăng 75% so với tháng 9/2021);
Hải Phòng (137 doanh nghiệp, tăng 14,2% so với tháng 10/2021 và tăng 37% so với tháng 9/2021);
Ninh Bình (106 doanh nghiệp, tăng 360,9% so với tháng 10/2021 và tăng 606,7% so với tháng 9/2021);
Đồng Nai (80 doanh nghiệp, tăng 45,5% so với tháng 10/2021 và tăng 50,9% so với tháng 9/2021);
Bắc Giang (47 doanh nghiệp, tăng 62,1% so với tháng 10/2021 và tăng 38,2% so với tháng 9/2021)
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động và chờ làm thủ tục giải thể có chiều hướng tăng mạnh hởn so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại lại có chiều hướng giảm mạnh.
Bài viết được tổng hợp thông tin từ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp quốc gia của Công ty luật Việt An.