Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Hiện nay, tình trạng tham gia giao thông không tuân thủ các quy định an toàn giao thông đang rất phổ biến, đặc biệt là tình trạng điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi không đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do phần lớn người dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc điều kiện phương tiện giao thông khi không đủ điều kiện. Ngoài ra, không chỉ người điều khiển bị phạt, mà người giao phương tiện giao thông cho người đó cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu quy định của pháp luật về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP;

Điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện phải đạt đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mà cá nhân đó điều khiển để tham gia giao thông đường bộ.

Về độ tuổi, giấy phép

Về độ tuổi, giấy phép

Loại xe Độ tuổi
Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 Đủ 16 tuổi trở lên
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi Đủ 18 tuổi trở lên
Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2) Đủ 21 tuổi trở lên
Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC Đủ 24 tuổi trở lên
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD) Đủ 27 tuổi trở lên

Về sức khoẻ

Người lái xe phải có đủ sức khoẻ phù hợp với từng loại xe và công dụng của xe.

Về giấy phép

Mỗi loại xe khác nhau sẽ yêu cầu loại giấy phép lái xe khác nhau để phù hợp với đặc điểm cấu tạo của xe. Bao gồm các hạng giấy phép lái xe sau:

  • Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D và E.

Riêng đối với dòng xe dưới 50cm3 thì không yêu cầu có giấy phép lái xe.

Về điều kiện khác

Ngoài ra, người tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, được coi là không đủ điều kiệm tham gia giao thông đường bộ:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định
  • Đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định
  • Sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác
  • Không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác

Khái quát cấu thành của tội phạm

Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hiện đang được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cấu thành của tội này bao gồm: khách thế, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.

Khái quát cấu thành của tội phạm

Khách thể

Khách thể của tội này là hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước Việt Nam về an toàn giao thông vận tải đường bộ, những quy định nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tổ chức hay công dân.

Mặt khách quan

Người chủ sở hữu, người quản lý phương tiện tham giao giao thông giao cho người không đủ điều kiện điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Mặt chủ quan

Lỗi vô ý. Lỗi vô ý bao gồm lỗi do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Cụ thể đó là việc người phạm tội không ý thức được được việc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là sai trái hoặc mặc dù nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Chủ thể

Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội này.

Hình phạt của tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Hình phạt của tội này được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện gây ra mà cá nhân giao xe cho người đó có thể bị xử phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ, thậm chí là phạt tù.

Cụ thể, cá nhân nào giao xe cho người mà biết rõ người đó không có có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác, thì phải chịu những hình phạt sau:

 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạt  tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy rằng hình phạt của tội này khá đa dạng, tùy theo mức độ vi phạm và mức độ nghiêm trọng, hình phạt nhẹ nhất là phạt tiền 10.000.000 đồng và hình phạt cao nhất là phạt tù 7 năm.

Một số câu hỏi liên quan

Sự khác nhau giữa tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ?

Hai loại tội này được quy định tại Điều 263 và 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; có thể phân biệt dựa trên tiêu chí chủ thể, như sau:

 

 

Tiêu chí

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ Điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Khái niệm Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của phương tiện đường bộ giao phương tiện mà mình sở hữu cho người không có đủ điều kiện để điều khiển theo quy định của pháp luật

 

Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ra lệnh, phân công, chỉ thị cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

 

Chủ thể Là những cá nhân, tổ chức không giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Là những người có chức vụ, có thẩm quyền điều động
Quyền sở hữu Cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu đối với phương tiện Không có quyền sở hữu, quyền sở hữu phương tiện thuộc về Nhà nước.

Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; trong trường hợp người phạm tội giao phương tiện giao thông cho người không đủ điều kiện thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, nếu như đáp ứng được các điều kiện sau thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự:

  • Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
  • Được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
  • Nếu như đạt đủ hai điều kiện trên, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 và điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:

STT Loại xe Cá nhân/Tổ chức Mức phạt
1 Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe khác tương tự xe mô tô Cá nhân 800.000 đồng đến 2.000.000
Tổ chức 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng
2 Xe ô tô, máy kéo và các loại xe khác tương tự xe ô tô Cá nhân 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
Tổ chức 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật hình sự, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO