Tư vấn Giáo viên biên chế xin nghỉ không lương

Ngày: 11/10/2016

Tôi có mấy câu hỏi vướng mắc như sau:

  • Là một giáo viên đã biên chế chính thức lâu năm (hoặc là giáo viên hợp đồng lâu năm do UBND huyện tuyển dụng), nay nộp đơn xin nghỉ không lương và được ông hiệu trưởng đồng ý, ông hiệu trưởng phân công những giáo viên khác dạy đồng thời dùng tiền lương hằng tháng của người giáo viên xin nghỉ đưa vào quĩ của nhà trường. Tôi xin hỏi qúy công ty luật là việc làm của ông hiệu trưởng đúng hay sai? Vì sao?
  • Là một giáo viên đã được biên chế chính thức sau khi vượt qua kỳ thi công chức giáo viên, tôi đã được UBND huyện phân về một trường đến nay tôi đã dạy ở đó được 3 năm, nay tôi xin chuyển công tác để hợp lí hóa hoàn cảnh gia đình. Ông hiệu trưởng không cho với lí do là: Tôi là GV giỏi, đang bồi dưỡng HS giỏi, nên đồng chí phải phục vụ nhà trường thêm 2 năm nữa. Tôi xin hỏi quý công ty luật là việc làm của ông hiệu trưởng đúng hay sai? Vì sao?

Luật Việt An xin trả lời như sau:

I. Do Giáo viên xin nghỉ, nhà trường không phải trả chi phí hàng tháng cho giáo viên đó. Số tiền Hiệu trưởng trích vào quỹ không được coi là tiền lương của giáo viên đã nghỉ việc. Thêm vào đó, Khoản e Điều 19 Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT quy định hiệu trưởng có thẩm quyền: “Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;” Việc phân bổ ngân sách phục vụ hoạt động trong nhà trường là hợp lý. Tuy nhiên Việc điều nhân viên dạy thay phải xem xét đến việc trả lương cho giáo viên dạy thay như sau:

  • Thứ nhất, Căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hướng dẫn chế độ trả lương: “Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
  • Thứ hai, Điều 4 thông tư liên tịch này cũng quy định chi tiết cách tính tiền lương dạy thêm giờ được hưởng:
    • Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
    • Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
    • Tiền lương 01 giờ dạy:
      • Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:
Tiền lương 01 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học x Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)
Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Như vậy nếu giáo viên nghỉ việc không lương vì các lý do nêu trên hoặc việc giáo viên nghỉ việc dẫn tới thiếu giáo viên giảng dạy thì nhà trường phải trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên dạy thay theo quy định.

II. Bạn phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng việc làm của nơi bạn muốn chuyển tới và khả năng của bản thân. Hiệu trưởng cơ quan nơi bạn công tác chỉ có thể đồng điều chuyển công việc của bạn khi bạn thỏa mãn điều kiện của cơ quan mới muốn chuyển đến, cụ thể:

  • Thứ nhất, Giáo viên không phải ngành nghề được định kỳ chuyển đổi công tác theo Điều 8 Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục và vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
  • Thứ hai, Điều 32 Luật viên chức 2010: “Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.

Thông tin bạn cung cấp cho Luật Việt An chưa chi tiết vì vậy, căn cứ thực tiễn của mình bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp:

  • Khi bạn đủ điều kiện được chuyển công tác theo quy định trích dẫn trên mà Hiệu trưởng cơ quan nơi bạn công tác không đồng ý cho bạn chuyển công tác là trái pháp luật.
  • Hiệu trưởng cơ quan bạn làm đúng nếu bạn không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của chúng tôi về những vấn đề quý khách hàng quan tâm, nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ lại để chúng tôi tư vấn chi tiết.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật lao động

    Tư vấn pháp luật lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title