Tư vấn trình tự hợp tác kinh doanh

Hợp tác kinh doanh là một trong những hoạt động đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Việc hợp tác kinh doanh được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và thiện chí giữa các bên trong quan hệ hợp tác kinh doanh. Một trong những vấn đề mà Luật Việt An nhận được từ Quý khách hàng là trình tự hợp tác kinh doanh. Qua bài viết sau đây, Luật Việt An xin gửi tới Quý bạn đọc một số nội dung tư vấn trình tự hợp tác kinh doanh.

Thế nào là hợp tác kinh doanh?

Hợp tác kinh doanh là quá trình hai hoặc nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng làm việc với nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh chung, thường thông qua việc chia sẻ nguồn lực, kiến thức, và kỹ năng để tạo ra giá trị cộng hưởng cho tất cả các bên tham gia.

Ví dụ: A và B cùng nhau hợp tác để bán bánh trung thu. Trong đó, A đóng vai trò là người làm và sản xuất bánh. B đóng vai trò vận chuyển bán trung thu đến các điểm bán hàng. Lợi nhuận thu được A và B sẽ chia đôi.

Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Những nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh cần đảm bảo những nội dung cơ bản như sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung như sau:

  • Thoả thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Thoả thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Trình tự hợp tác kinh doanh

Trình tự hợp tác kinh doanh

Như trên đã đề cập, việc hợp tác kinh doanh sẽ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham gia. Vì vậy việc hợp tác kinh doanh sẽ không bắt buộc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết việc hợp tác kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu hợp tác

Xác định mục tiêu hợp tác là một trong những nội dung cơ bản mà mỗi bên cần phải thực hiện trước khi quyết định hợp tác với đối phương. Việc này giúp các bên định hình rõ ràng mục đích và kết quả mà mình muốn đạt được từ việc hợp tác đó. Đồng thời, điều này nhằm đảm bảo rằng cả hai bên đều có cùng hiểu biết về mục tiêu và cam kết hành động để đạt được mục tiêu đó. Từ đó tạo ra cơ sở cho việc đánh giá hiệu suất của hợp tác sau này và giúp đảm bảo rằng cả hai bên đều hài lòng với kết quả của mối quan hệ kinh doanh.

Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Hợp đồng là căn cứ để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hợp tác. Đồng thời, đây cũng là nguồn chứng cứ cơ bản nhất để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên. Vì vậy, có thể nói, việc đàm phán và ký kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng và là sự khởi đầu trong quá trình hợp tác kinh doanh.

Ngoài ra, hợp đồng cũng giúp bảo vệ các bên trước các rủi ro pháp lý và tài chính có thể phát sinh trong quá trình hợp tác kinh doanh. Nó cũng thiết yếu để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên để tạo ra một môi trường làm việc hợp tác, bền vững và công bằng.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nhà đầu tư nước ngoài)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Vì vậy, đấy là bước cần thiết mà nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện để hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, thời gian để nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

  • 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp nêu trên.

Bước 4: Thực hiện hợp đồng hợp tác

Thực hiện hợp đồng hợp tác là bước cuối cùng để “thực tế hoá” việc hợp tác kinh doanh đã được thống nhất tại hợp đồng. Đồng thời, các bên phải đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hợp tác kinh doanh và hạn chế tranh chấp phát sinh.

Một số nội dung cần lưu ý khi hợp tác kinh doanh

Khi hợp tác kinh doanh, có nhiều yếu tố cần được xem xét và lưu ý để đảm bảo sự thành công của mối quan hệ đối tác.

Thiết lập mục tiêu hợp tác

Thiết lập và xác định được mong muốn chung của cả hai bên là rất quan trọng. Mỗi bên cần phải hiểu rõ trách nhiệm, cam kết và lợi ích mà họ mong muốn từ mối quan hệ hợp tác.

Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên

Việc xác định rõ về quyền và trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ hợp tác đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp tránh được mâu thuẫn và tranh cãi trong quá trình hợp tác. Nên thiết lập các nguyên tắc cơ bản về việc chia sẻ trách nhiệm và hoạt động cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên.

Tôn trọng và tin tưởng đối tác

Hợp tác kinh doanh không chỉ đòi hỏi hiểu biết về thị trường và sản phẩm mà còn đề cao tinh thần tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Việc thẳng thắn và trung thực trong giao tiếp cũng giúp củng cố mối quan hệ hợp tác.

Nhìn chung, việc hợp tác kinh doanh thành công đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, sự hiểu biết và tôn trọng đối tác, cùng với việc thiết lập cơ chế quản lý và đánh giá hiệu quả. Chỉ khi tất cả các yếu tố này được đảm bảo, một mối quan hệ hợp tác mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Qua bài viết trên, Luật Việt An đã gửi tới bạn đọc một số nội dung tư vấn trình tự hợp tác kinh doanh. Nếu còn vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO