Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
So với lĩnh vực dân sự hay hình sự thì lĩnh vực hành chính được coi là một lĩnh vực có hình thức xử phạt ít nghiêm trọng hơn hẳn. Có lẽ chính vì vậy mà tỉ lệ cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính ngày càng nhiều và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một trong những vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng các quy định của pháp luật Việt Nam về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và trả lời một số câu hỏi có liên quan.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, căn cứ vào định nghĩa của xử phạt hành chính, có thể hiểu rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính là quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền để áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là khoảng thời gian mà từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc, người có thẩm quyền xử lý phải đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là khoảng thời gian mà từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc, người có thẩm quyền xử lý phải đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Theo quy định hiện hành tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể theo từng trường hợp như sau:
Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: 01 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp đặc biệt nghêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và cần nhiều thời gian để xác minh và thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định là 02 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử lý: 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản hành chính. Trừ trường hợp vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hành sự thụ lý, giải quyết nhưng do một số lý do không tiếp tục giải quyết nữa, được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp còn lại: 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có thời hạn khác.
Quá thời hạn ra quyết định thì hệ quả như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn sẽ ban hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ,cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả . Và đương nhiên,việc tịch thu này không được coi là đã xử phạt vi phạm hành chính. Trừ trường hợp ngoại lệ, đó là trường hợp phải chuyển hồ sơ vi phạm tới cơ quan tố tụng để xử lý.Cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời hạn ra quyết định. Lúc này, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền sẽ không được ra quyết định và áp dụng biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Như vậy, nếu như không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính thì rất dễ xảy ra tình trạng bỏ xót các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Lưu ý khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Tại Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 có quy định một số lưu ý, cụ thể như sau:
Một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt trong cùng một lần: 01 quyết định, nội dung quyết định bao gồm hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm
Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm: 01 hoặc nhiều quyết định để xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức
Nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm: 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm
Quy định này nhằm bảo đảm sự công bằng, nghiêm minih, không bỏ sót bất cứ cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nào.
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020,những cá nhân, tổ chức sau có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Công an nhân dân
Bộ đội biên phòng
Cảnh sát biển
Hải quan
Kiểm lâm
Kiểm ngư
Cơ quan Thuế
Quản lý thị trường
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Thanh tra
Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
Tòa án nhân dân
Kiểm toán nhà nước
Cơ quan thi hành án dân sự
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Như vậy, có thể thấy rằng thẩm quyền ra quyết định xử phạt rất rộng, bao trùm các lĩnh vực trong đời sống; và các hình thức xử phạt cũng như mức độ xử phạt của từng cá nhân, cơ quan được quy định cụ thể trong Luật xử lý vi phạm hành chính.
Có được khởi kiện, khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính không?
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành, có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đó.
Ngoài ra, cá nhân còn có quyền tố cáo cơ quan, cá nhân xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vi phạm.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.