Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, pháp luật Việt Nam đã quy định bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền tố cáo. Tuy nhiên để việc tố cáo được giải quyết có hiệu quả, đơn tố cáo với vai trò là một văn bản được sử dụng để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết cần được soạn thảo theo đúng pháp luật. Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin khái quát về tư vấn viết đơn tố cáo.
Khái quát thủ tục tố cáo
Tiêu chí
Nội dung
Chủ thể tố cáo
Nhằm cá thể hóa trách nhiệm, người tố cáo là bất kỳ cá nhân nào.
Đối tượng tố cáo
Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thẩm quyền giải quyết
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Cách thức tố cáo
Trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Nộp đơn qua đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc trực tuyến qua cổng thông tin điện tử (nếu có).
Thời hạn thụ lý
Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 15 ngày.
Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, từ ngày nhận đơn tố cáo phải chuyển đơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Thời hạn giải quyết
Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý;
Gia hạn 1 lần không quá 30 ngày đối với vụ việc phức tạp.
Gia hạn 2 lần mỗi lần không quá 30 ngày đối với vụ việc đặc biệt phức tạp.
Trách nhiệm pháp lý
Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự.
Hậu quả pháp lý sau khi giải quyết tố cáo
Người bị tố cáo vi phạm pháp luật thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển vụ việc cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát của thẩm quyền.
Người bị tố cáo không vi phạm pháp luật thì thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý, khôi phục quyền, lợi ích của người bị tố cáo bị xâm phạm, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố cáo năm 2018 sửa đổi bổ sung năm 2020.
Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo năm 2018.
Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Tố cáo là gì?
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, bản chất của việc thực hiện quyền tố cáo là sự thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo có hành vi báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Ví dụ: Tố cáo về hành vi nhận hối lộ của cán bộ địa chính xã; tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ Chi cục Thuế; tố cáo hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;…
Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại và tố cáo đều là những phương thức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, ngăn ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên giữa hai thủ tục này có những điểm khác biệt nhất định.
Khiếu nại
Tố cáo
Mục đích
Khôi phục quyền, lợi ích của mình
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Chủ thể thực hiện
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị ảnh hưởng.
Bất kỳ cá nhân nào.
Thẩm quyền giải quyết
– Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
– Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp.
– Người đứng đầu phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
– Người đứng đầu cơ quan quản lý người trực tiếp ban hành, thực hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật.
– Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp.
– Người đứng đầu phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra,Viện kiểm sát.
Đối tượng
– Quyết định hành chính.
– Hành vi hành chính.
– Quyết định kỷ luật.
– Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
– Hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thời hiệu
90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính
Không có
Trách nhiệm pháp lý
Người khiếu nại chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, khiếu nại khi có căn cứ cho rằng đối tượng khiếu nại ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự.
Quy trình tiến hành thủ tục tố cáo
Bước 1: Người tố cáo chuẩn bị đơn tố cáo.
Để có căn cứ giải quyết, người tố cáo chuẩn bị đơn tố cáo với những nội dung đã được quy định. Nội dung tố cáo phải có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Bước 2: Nộp đơn tố cáo và các tài liệu chứng cứ kèm theo.
Người tố cáo nộp trực tiếp đơn tố cáo tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc có thể gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ tố cáo bao gồm có đơn tố cáo và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Việc xác định thẩm quyền giải quyết sẽ dựa trên quy định tại Luật Tố cáo.
Bước 3: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo.
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo có nội dung quy định tại Luật Tố cáo. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý khi tố cáo
Lưu ý về nội dung tố cáo
Khi sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Việt An, chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn viết đơn tố cáo; hồ sơ, thủ tục tố cáo và hỗ trợ quý khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ theo quy định. Để đảm bảo đơn tố cáo được đầy đủ, chính xác, đáp ứng yêu cầu quý khách hàng cần chuẩn bị và cung cấp cho chúng tôi những thông tin như sau:
Thông tin về nhân thân hoặc những thông tin để xác định nhân thân của khách hàng: họ tên, nghề nghiệp, giới tính, địa chỉ cư trú (thường trú/tạm trú), số điện thoại liên hệ và các thông tin cá nhân khác.
Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo.
Nội dung tố cáo: Quý khách vui lòng cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo, nội dung vụ việc cùng các bằng chứng về tính xác thực để từ đó Luật Việt An sẽ có những tư vấn cụ thể về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo dựa trên các căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn.
Đề nghị xem xét, yêu cầu giải quyết của quý khách hàng.
Tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo, văn bản và chứng cứ có giá trị kèm theo (nếu có).
Lưu ý về điều kiện tố cáo
Để tố cáo có hiệu quả, được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết phải đáp ứng đủ một số điều kiện. Theo đó, khách hàng cần lưu ý:
Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.
Xác định rõ thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo để giao nộp đơn cùng tài liệu liên quan.
Chú ý nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, đơn có chữ ký điểm chỉ hợp pháp. Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Dịch vụ tư vấn viết đơn tố cáo của Luật Việt An
Để đảm bảo đơn tố cáo được chính xác, đầy đủ và phù hợp quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo, việc tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ soạn thảo văn bản, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền là vô cùng cần thiết. Sử dụng dịch vụ của Luật Việt An, quý khách hàng sẽ được:
Tư vấn viết đơn tố cáo theo yêu cầu.
Tư vấn hồ sơ, thủ tục tố cáo.
Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến tố cáo.
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng theo dõi quá trình tố cáo và phúc đáp cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ tư vấn đơn tố cáo vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả!
Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.