Tư vấn xử lý xâm phạm tên miền

Ngày nay tên miền đã trở thành một công cụ quan trọng góp phần nhận biết về nguồn gốc thương mại của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm. Cũng chính vì sự phát triển lớn mạnh chức năng nhận diện nguồn gốc thương mại mà tên miền đã xung đột với các quyền sở hữu trí tuệ đã tồn tại trước khi có môi trường Internet, các hành vi xâm phạm tên miền ngày càng phổ biến. Vậy việc xử lý hành vi xâm phạm tên miền được diễn ra như thế nào? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn xử lý xâm phạm tên miền cho quý khách hàng.

Tên miền là gì?

Tên miền được hiểu là địa chỉ truy cập website trên Internet, được cấu tạo từ các ký tự và số. Tên miền đóng vai trò định danh cho tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, tên miền bao gồm:

  • Tên miền quốc tế: là tên miền dùng chung cấp cao nhất (viết tắt là gTLD), tên miền quốc gia (viết tắt là ccTLD) không phải tên miền quốc gia Việt Nam, tên miền cấp dưới của các tên miền nêu trên.
  • Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”: là tên miền quốc gia cấp cao nhất của Việt Nam (“.vn”) và các tên miền cấp dưới tên miền quốc gia cấp cao nhất “.vn” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, cấp quyền sử dụng.

Về đăng ký tên miền, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện thông qua nhà đăng ký tên miền “.vn”.

Việc đăng ký tên miền phải phù hợp các nguyên tắc theo Điều 9 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, trong đó có nguyên tắc “đăng ký trước được xét cấp trước”.

Hành vi xâm phạm tên miền được Luật Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào?

Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quy định như sau:

Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.”

Như vậy, đối với hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính thì được xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, việc xử lý hành vi xâm phạm tên miền có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây:

  • Thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Xử phạt vi phạm hành chính;
  • Khởi kiện tại Trọng tài;
  • Khởi kiện tại Tòa án.

Tư vấn xử lý xâm phạm tên miền bằng biện pháp hành chính

Đối với hành vi xâm phạm tên miền tại điểm d Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP. Cụ thể:

Tư vấn xử lý xâm phạm tên miền bằng biện pháp hành chính

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Đối với hành vi xâm phạm tên miền có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tên miền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam), Nhà đăng ký tên miền phối hợp, cung cấp ý kiến chuyên môn, giữ nguyên hiện trạng tên miền trước khi tiến hành biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hình thức phạt tiền

Hành vi chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu hoặc lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi thông tin tên miền “.vn”

Thay đổi thông tin tên miền “.vn” là việc loại bỏ yếu tố vi phạm, thông tin vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ đăng tải trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền.

Theo Điều 5 Thông tư số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi thông tin tên miền trong trường hợp: trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền có đăng tải các thông tin vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ như thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại tên miền “.vn”

Theo Điều 6 Thông tư số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp buộc trả lại tên miền “.vn” trong trường hợp chủ thể sử dụng tên miền “.vn” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Tên miền “.vn” trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
  • Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.
  • Nội dung trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền “.vn” có chứa các thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; hoặc chứa các thông tin bôi nhọ, nói xấu sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ tương ứng của chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tên miền thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành thủ tục trả lại tên miền tại cơ quan quản lý tên miền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành.
  • Sau thời hạn nêu trên nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tiến hành thủ tục trả lại tên miền thì bị cưỡng chế buộc thu hồi tên miền.
  • Nhà đăng ký tên miền có trách nhiệm thông báo việc thu hồi tên miền cho chủ thể đăng ký sử dụng tên miền, thực hiện nghiệp vụ thu hồi tên miền và gửi văn bản báo cáo cho cơ quan quản lý tên miền sau khi hoàn tất việc thu hồi tên miền.

Biện pháp thu hồi tên miền “.vn”

Thu hồi tên miền “.vn” là việc xóa bỏ, tịch thu tên miền “.vn” trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia. Theo Điều 7 Thông tư số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm áp dụng biện pháp thu hồi tên miền “.vn” trong các trường hợp sau đây:

  • Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là thay đổi thông tin tên miền “.vn” hoặc trả lại tên miền “.vn” theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.
  • Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền “.vn” theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tư vấn xử lý xâm phạm tên miền bằng biện pháp dân sự

Ngoài xử lý tranh chấp tên miền bằng biện pháp hành chính dựa trên quy định về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh của người đăng ký liên quan đến việc sử dụng và đăng ký tên miền bị tranh chấp, chủ sở hữu bị xâm phạm có thể khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có liên quan của Việt Nam. Đối với tên miền Quốc tế chủ thể gửi yêu cầu khởi kiện lên tòa Trọng tài Quốc tê WIPO.

Tư vấn xử lý xâm phạm tên miền bằng biện pháp dân sự

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại.

Lưu ý đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tên miền:

  • Để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên xâm phạm, nguyên đơn phải cung cấp cho Tòa án những bằng chứng chứng minh rằng họ bị thiệt hại thực tế và trực tiếp do hành vi xâm phạm quyền SHTT do bên xâm phạm gây ra tại Việt Nam như thiệt hại về tài sản và/hoặc giảm doanh thu, lợi tức và/hoặc tổn thất về cơ hội kinh doanh và/hoặc chi phí hợp lý phát sinh để phòng ngừa và khắc phục thiệt hại.
  • Bằng chứng về thiệt hại làm căn cứ bồi thường phải rõ ràng, thể hiện mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại.

Trên đây là tư vấn xử lý xâm phạm tên miền. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải thể doanh nghiệp

    Giải thể doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title