Quyền đối với giống cây trồng là một nhánh quyền trong quyền sở hữu trí tuệ. Chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng là người sở hữu quyền đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trường được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây, công ty luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin liên quan đến văn bằng bảo hộ giống cây trồng.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Căn cứ theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, trong đó phải có:
Tính mới;
Tính khác biệt;
Tính đồng nhất;
Tính ổn đỉnh;
Có tên phù hợp.
Văn bằng bảo hộ giống cây trồng
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 82 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 thì Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực từ này cấp đền hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cât leo thân gỗ; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
Bên cạnh đó, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật của thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hủy lực.
Quy định về việc cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ Điều 11 Nghị định 79/2023/NĐ-CP việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng từ ngày 15/11/2023 được quy định như sau:
Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được thực hiện khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm nộp bản chính Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc khảo nghiểm DUS.
Trường hợp sử dụng kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận báo cáo khảo nghiệm DUS trực tuếp từ cơ quan bảo hộ giống cây trồng của quốc gia thành viên UPOV hoặc quốc gia hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.
Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS để cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được sử dingj trong việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng nếu tính khác biệt của giống đăng ký so với giống cây trồng được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ được đảm bảo.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận dược Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ:
Trường hợp giống đăng ký đảm bảo tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, đồng thời Đơn đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 09, Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP; trả kết quả cho người đăng ký; công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thười hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
Trường hợp giống đăng ký không đảm bảo tính khác biệt hoặc tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc đơn đăng ký không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về dự định từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho người đăng ký và nêu rõ lý do, ấn định thời hạn 30 ngày để người đăng ký khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.
Quá thời hạn trên mà người đăng ký không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng hoặc không khắc phục được các thiết sót, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từu chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp người đăng ký khắc phục được những thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp bằng bảo hộ giống cây trồng;
Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 lần.
Văn bằng bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ Điều 168 Luật Sở hữu trí tuệ, bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ được quy định như sau:
Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp bằng bảo hộ và nội dung bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ giống cây trồng
Về phạm vi lãnh thổ, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Về phạm vi thời gian, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm (25) đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm (20) đối với các giống cây trồng khác.
Lưu ý:
Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc chủ bằng bảo hộ vi phạm các quy định về thủ tục bảo hộ giống cây trồng.
Các quyết định liên quan đến việc cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ, sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Sửa đổi, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, việc sửa đổi, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
Thành phần hồ sơ
Chủ sở hữu bằng bảo hộ có yêu cầu sửa đổi, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP;
Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa, chỉ chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bị mất).
Thời hạn xử lý
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng, cấp lại bằng cho người đăng ký, đăng tải lên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định. Bằng bảo hộ giống cây trồng sửa đổi, cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.
Trên đây là bài viết về nội dung văn bằng bảo hộ giống cây trồng, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ tới công ty luật Việt An để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Trân trọng!