Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được thực thi một cách có hiệu quả nhất và bảo vệ quyền lợi tối đa cho chủ sở hữu quyền. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới Quý khách hàng về quy định của pháp luật nước ta trong xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng) của tác giả, tổ chức, cá nhân sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ đối với những đối tượng đang được bảo hộ.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Các hành vi bị xem xét coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 64 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về quyền tác giả, quyền liên quan và Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng khi có đủ các căn cứ sau:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đối tượng bị xem xét.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Hành vi bị xem xét là hành vi xảy ra tại Việt Nam, hoặc ở trên Internet hướng tới đối tượng người dùng tại Việt Nam.

Xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà các tổ  chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế, giảm bớt những thiệt hại của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp hành chính

Các tổ chức, cá nhân thực hiện một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điêu 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022 sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể là các hành vi sau:

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Hiện nay, theo các quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP, cá nhân có những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể bị phạt từ 500.000 đồng tới 250.000.000 đồng. Tùy vào từng hành vi vi phạm mà sẽ áp dụng mức phạt cụ thể. Đây là mức phạt đối với cá nhân, đối với các tổ chức có hành vi xâm phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp hai (02) lần mức phạt đối với cá nhân.

Các biện pháp dân sự

Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, các biện pháp dân sự được sử dụng để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức, cá nhân bao gồm các biện pháp:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp hình sự

Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, pháp nhân thương mại có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tùy vào mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi mà cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù, pháp nhân thương mại có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định theo từng lĩnh vực và rất đa dạng. Cụ thể, những cơ quan sau có quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự: Tòa án. Ngoài ra, trong một số trường hợp thì Tòa án cón có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan có quyền áp dụng biện pháp hành chính: Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Tương tự như đối với Tòa án, trong một số trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan xử lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Hải quan, cơ quan này có quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo quy định về hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền hiện nay tại Điều 75 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, quý khách hàng cần cung cấp cho Luật Việt An các tài liệu sau:

  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan.

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có thể nộp thêm Chứng cứ nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyềnđể đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Dịch vụ của Luật Việt An trong lĩnh vực tư vấn xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Việt An về vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title