Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với những thách thức về thị trường mà còn phải tuân thủ một hệ thống pháp luật tài chính ngày càng chặt chẽ. Việc không nắm vững các quy định pháp luật có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng về tài chính, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín và sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, dịch vụ tư vấn pháp luật tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về chủ đề Tư vấn pháp luật tài chính cho doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật tài chính là gì?
Tư vấn pháp luật tài chính là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hiểu rõ và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến tài chính. Nó bao gồm nhiều khía cạnh như:
Quản lý thuế: Hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ quy định thuế, hạn chế rủi ro pháp lý.
Hồ sơ kêu gọi vốn: Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến việc huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Quản trị tài chính: Hỗ trợ xây dựng các chính sách tài chính, kiểm soát rủi ro
Tại sao cần tư vấn pháp luật về tài chính?
Việc tư vấn pháp luật về tài chính là hoàn toàn cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cũng như các cá nhân kinh doanh,… Theo đó, khi khách hàng tư vấn pháp luật về tài chính thông qua bất kỳ hình thức nào thì quý khách cũng sẽ nhận được các lợi ích sau:
Hiểu đúng, chính xác các quy định của pháp luật về tài chính ngân hàng để áp dụng vào thực tiễn trong trường hợp cụ thể của khách hàng;
Thực hiện đúng quy trình, thủ tục, hoàn thiện các giấy tờ, tài liệu có liên quan về tài chính ngân hàng;
Nắm rõ được các rủi ro, bất lợi cũng như các điểm mấu chốt, có lợi cho mình khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến pháp luật tài chính ngân hàng;
Các vấn đề pháp lý về tài chính cần luật sư tư vấn
Công ty luật Việt An cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn các vấn đề về tài chính doanh nghiệp như sau:
Tư vấn, giải thích và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến chế định tài chính ngân hàng;
Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến các khoản vay tài chính ngân hàng bao gồm: điều kiện vay, mức vay, lãi suất, tiền phạt vi phạm, xác nhận vay ngân hàng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán theo các quy định của pháp luật hiện hành,…;
Tư vấn, soạn thảo hoặc hướng dẫn khách hàng tự soạn thảo các hợp đồng tài chính, hợp đồng vay có tài sản bảo đảm như thế chấp nhà ở, thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp xe ô tô, xe máy,… cho ngân hàng/tổ chức tín dụng để vay tiền thực hiện hoạt động kinh doanh;
Tư vấn những rủi ro pháp lý có thể phát sinh liên quan đến việc vay tài chính ngân hàng, ký quỹ tài chính tại ngân hàng, phương án và các giải pháp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra;
Tư vấn các quy định của pháp luật về việc đầu tư vào các quỹ tài chính ngân hàng; mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng, các ngân hàng với nhau;
Tư vấn về hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài;
Tư vấn các khoản vay tài chính có yếu tố nước ngoài: cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài, điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh cho khoản vay;
Tư vấn quy định của pháp luật về hoạt động ngoại hối, bảo hiểm tín dụng;
Tư vấn các đối tượng, điều kiện, quy trình quản trị tài chính nội bộ trong các doanh nghiệp, công ty, đơn vị, tổ chức có hoạt động về tài chính;
Tư vấn và giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động tài chính trong từng trường hợp cụ thể của khách hàng.
Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật tài chính của Luật Việt An
Nhân sự
Luật Việt An có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho các tổ chức tài chính tại Việt Nam trên tất cả các khía cạnh của luật tài chính & ngân hàng tại Việt Nam.
Chủ động quản lý rủi ro
Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý khách xác định các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh doanh. Dựa trên kết quả phân tích, chúng tôi sẽ cùng quý khách xây dựng kế hoạch chi tiết và chiến lược hiệu quả để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ lợi ích và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp quý khách.
Tiết kiệm chi phí
Thay vì phải chi trả khoản phí cao cho việc thuê luật sư toàn thời gian, quý khách chỉ cần thanh toán chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý theo nhu cầu thực tế, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp hoặc bản thân quý khách. Nhờ có sự tư vấn kịp thời và chính xác của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, quý khách có thể tránh được những sai lầm pháp lý có thể dẫn đến những hậu quả tốn kém về thời gian, tiền bạc và uy tín.
Một số câu hỏi liên quan
Doanh nghiệp có được cho vay vốn hay không?
Theo Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BTC quy định thì các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng vẫn được phép cho vay nhưng phải bằng các hình thức theo quy định của pháp luật mà không được phép cho vay bằng tiền mặt. Trong trường hợp cho vay bằng tài sản (không phải bằng tiền) thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Đã ký hợp đồng vay tiền rồi thì có thể hủy không vay nữa được không?
Tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng gồm:
Do chậm thực hiện nghĩa vụ;
Do không có khả năng thực hiện;
Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất.
Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được diễn ra khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Trong trường hợp vay vốn ngân hàng đã ký kết hợp đồng nhưng chưa đến thời điểm giải ngân mà khách hàng đổi ý không muốn vay nữa thì không được hủy hợp đồng. Do đó, với tình huống này quý khách có thể làm việc với phía ngân hàng để chấm dứt hợp đồng, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng giữa hai bên.
Cách xác định chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Việc xác định các đối tượng có quan hệ liên kết và nghĩa vụ của doanh nghiệp có quan hệ liên kết được quy định tại Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP:
Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Tư vấn pháp luật tài chính cho doanh nghiệp. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!