Ai có quyền thành lập công ty/doanh nghiệp

Nhiều khách hàng khi có nhu cầu thành lập công ty/doanh nghiệp đều lăn tăn và đặt câu hỏi với luật sư của chúng tôi là: Liệu tôi có đủ điều kiện thành lập công ty không? Bài viết này của Công ty luật Việt An nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan để Quý khách hàng hiểu được cơ bản các chủ thể có quyền thành lập công ty.

https://www.youtube.com/watch?v=3f-kOGMR5jo

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp hiểu đơn giản là việc tạo ra một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của công ty, ngành nghề, phương thức góp vốn, tổ chức quản lý công ty, quyền và nghĩa vụ của công ty, người đầu tư thành Về mặt pháp lý, việc thành lập công ty là thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty đứng tên đăng ký kinh doanh thực hiện nhằm hợp pháp hóa việc thành lập công ty mới.

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Đối tượng được thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Đối tượng được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm tổ chức và cá nhân.

Đối tượng thành lập doanh nghiệp là tổ chức

Nếu chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức này phải có tư cách pháp nhân, vì tổ chức chỉ được đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó.

Đối tượng thành lập doanh nghiệp là cá nhân

Nếu chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để bảo đảm chịu trách nhiệm với doanh nghiệp do mình thành lập lên.

Trường hợp cá nhân thành lập công ty tại Việt Nam là người nước ngoài thì buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo các văn bản quy phạm pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Những đối tượng được thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chứcvà Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Tổ chức, cá nhân đang bị treo mã số thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc chưa đóng của mã số thuế mà công ty không còn hoạt động trên thực tế.

Như vậy mọi tổ chức, cá nhân không thuộc một trong số các trường hợp nêu trên thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Những trường hợp bị hạn chế quyền thành lập công ty/doanh nghiệp

Ngoài những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp, pháp luật cũng quy định rõ những trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Thành viên hợp danh không được trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Thành viên hợp danh không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì không được trở thành thành viên hợp danh của công ty khác.

Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Ngoài điều kiện về chủ thể, đối tượng được thành lập doanh nghiệp đã phân tích ở trên, để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, một trong những điều kiện để công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong những ngành, nghề đã được đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Ngành nghề cấm kinh doanh là những ngành nghề có nguy cơ gây hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn văn hóa – xã hội…
  • Ngoài ra, tại Điều 6 Luật đầu tư 2020 còn quy định các ngành nghề kinh doanh bị cấm khác như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người…
  • Ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn pháp định

Là mức vốn cần có để có thể thực hiện hoạt động thuộc một hoặc nhiều ngành, nghề có điều kiện. Nếu công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải tuân thủ các điều kiện của ngành đó như: cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định… Các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về vốn khác nhau.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tên quy định từ Điều 38 đến Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, tên đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được cơ quan, đơn vị, tổ chức đó chấp thuận.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở doanh nghiệp là nơi đặt văn phòng điều hành của công ty. Trụ sở đăng ký của công ty không nhất thiết phải là nơi công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ sở hữu công ty. Trụ sở không được là là nhà tập thể hay chung cư.

Một công ty có thể có nhiều cơ sở kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng trụ sở chính thì chỉ có một. Địa chỉ trụ sở công ty phải được đăng ký chính thức với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp cần thay đổi địa chỉ trụ sở công ty thì phải đăng ký với cơ quan đăng ký công ty trước khi thực hiện việc thay đổi.

Lưu ý: Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, những hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp như vốn, đăng ký, trụ sở, văn phòng… có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào từng trường hợp cụ thể được quy định chi tiết trong Nghị định này.

Qúy khách có bất kỳ vướng mắc hay nhu cầu thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ với Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title