Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh
Việt Nam những năm gầy đây chứng kiến làn sóng đầu tư ồ ạt, mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Một trong những địa điểm thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố năng động với nhiều khu công nghệ cao và trụ sở của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cập nhật của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 11 năm 2024, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP. Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên. Số dự án và tổng vốn đầu tư đều tăng qua từng năm. Cụ thể tính từ năm 2025 đến 2024, số dự án FDI lũy kế tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ 5.817 dự án vào năm 2015 lên 13.499 dự án, tính lũy kế đến tháng 11/2024 (đã tăng gấp 2,32 lần). Đồng thời, tổng vốn đầu tư đăng ký cũng tăng, từ 41,42 tỷ USD vào năm 2015 lên 58,45 tỷ USD vào tháng 11/2024 (tăng khoảng 1,41 lần). Công ty Luật Việt An sẽ đưa ra nhưng khái quát cơ bản về việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Fdi) tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết dưới đây.
Điều kiện thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì:
Thứ nhất, Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cần xem xét đến các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Thứ hai, Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 23 Luật đầu tư thì khi thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì:
Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp như sau:
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
Có tổ chức kinh tế quy nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Hồ sơ thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ sơ được chuẩn bị cho hai thủ tục:
Xin cấp IRC
Xin cấp ERC
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, hoặc có nhu cầu thuê đất của nhà nước cần nộp bổ sung các hồ sơ sau:
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuạn thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự an có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Trong thời hạn hoàn thành thủ tục 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Trình tự, Thủ tục thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh
Những lưu ý khi thành lập công ty mua bán hàng hóa vốn đầu tư nước ngoài (Fdi) tại Hồ Chí Minh
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thì Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải được cấp Giấy phép kinh doanh:
Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;
Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác dành cho nhà đầu tư nước ngoài, Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được luật sư của chúng tôi hỗ trợ chi tiết và cụ thể nhất!
Một số thách thức khi đầu tư thành lập công ty Fdi tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đặt kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao, với ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD. Đồng thời, mục tiêu là tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư của 17 nhà đầu tư trọng điểm đạt 70% tổng vốn giai đoạn 2023-2025. Nhóm này gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Mỹ. Tuy nhiên, thành phố đang gặp một số thách thức ảnh hưởng đến kỳ vọng đặt ra như:
Hạn chế của thành phố trong khả năng hút vốn FDI là hệ thống cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ) còn chưa đồng bộ, phát triển tương xứng với tiềm năng, nhu cầu phát triển.
Quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt không tăng. Theo số liệu của Ban Quản lý các Khu chế xuất – công nghiệp TP HCM (Hepza) TP HCM được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp nhưng có tới 1.500 ha vướng mắc về pháp lý hoặc giải phóng mặt bằng. Trong năm, Hepza chỉ được phân bổ 41 ha đất nông nghiệp để cho thuê và số đất này lại nằm rải rác trong các khu chế xuất, khu công nghiệp chứ không tập trung quy mô lớn. Do đó, chỗ nào để các dự án lớp có địa điểm thực hiện dự án được cũng không đơn giản.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, thu hút đầu tư những năm tới 2025-2030 sẽ gặp thách thức vì TP HCM đang bị cạnh tranh lớn bởi nơi khác, nhất là ở yếu tố bền vững. Các tập đoàn lớn ngày càng đề cao ESG (các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và quản trị) khi lựa chọn nơi đầu tư.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí MInh. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý xung quanh doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.