Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư
Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Trong đó, bên cạnh những báo cáo đột xuất thì có yêu cầu cả về những báo định kỳ trong quá trình tiến hành dự án để đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách một vài thông tin về báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư.
Cơ sở pháp lý
Luật Đầu tư 2020;
Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.
Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Khái niệm báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư là gì?
Thế nào là giám sát, đánh giá đầu tư?
Theo quy định tại Nghị định 29/2021/NĐ-CP, giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm: giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Đánh giá dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
Trong đó, việc báo cáo giám sát và đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác vận hành dự án đầu tư nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình khai thác, vận hành dự án, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư là gì?
Pháp luật nước ta ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư nhằm mục đích để nắm được tình hình, tiến độ của các dự án đầu tư. Báo cáo giám sát và đánh giá định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư là một tài liệu chứa thông tin, dữ liệu và đánh giá liên quan đến việc khai thác, vận hành của một dự án đầu tư.
Nội dung mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành đối với dự án đầu tư
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định 03 mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài trong ba trường hợp của các loại dự án khác nhau, cụ thể:
Dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác;
Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
Thông tin về dự án
Đầu tiên, báo cáo cần ghi rõ các thông tin về dự án bao gồm:
Tên dự án;
Chủ đầu tư;
Tổ chức tư vấn lập dự án;
Mục tiêu của dự án;
Quy mô, công suất;
Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính;
Địa điểm dự án;
Diện tích sử dụng đất;
Hình thức quản lý dự án;
Các mốc thời gian về dự án;
Số, ngày phê duyệt quyết định đầu tư;
Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
Tổng mức đầu tư;
Nguồn vốn đầu tư;
Tình hình khai thác, vận hành dự án
Báo cáo trình bày về tình hình khai thác vận hành dự án gồm các nội dung:
Thứ nhất, thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
Thứ hai, tính bền vững; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có).
Thứ ba, tình hình sản xuất, kinh doanh (đối với dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh):
Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội…).
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).
Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).
Kiến nghị
Kiến nghị Người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
Chủ thể nộp báo cáo, nơi nộp báo cáo
Chủ thể nộp báo cáo: nhà đầu tư, tổ chức kinh tế nộp báo cáo.
Nơi nộp: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
Thông tin về dự án
Đầu tiên, báo cáo cần ghi rõ các thông tin về dự án bao gồm các dữ liệu sau:
Thông tin nhà đầu tư: Tên; địa chỉ trụ sở, số điện thoại, địa chỉ email; số vốn góp và tỷ lệ vốn góp
Tổ chức kinh tế: Tên doanh nghiệp; các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email…); đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp); thông tin về người đại diện theo pháp luật; Vốn điều lệ; vốn pháp định (nếu có)
Dự án đầu tư: tên dự án: địa điểm thực hiện; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô; tổng vốn đầu tư, nguồn vốn; thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án; các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có); các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Tình hình khai thác vận hành dự án
Tình hình sản xuất, kinh doanh bao gồm:
Tình hình sử dụng lao động về số lượng, cơ cấu trình độ đến thời điểm báo cáo.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động như lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội….
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách về số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp.
Tình hình lợi nhuận: số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo.
Sơ bộ tình hình tài chính doanh nghiệp: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,…, phân tích, đánh giá so với kỳ báo cáo trước liền kề.
Việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan bao gồm:
Về việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác:
Về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:
Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Việc đáp ứng các quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
Nếu có thực hiện ưu đãi đầu tư thì phải trình bày cả về việc thực hiện ưu đãi đầu tư. Đồng thời dự án tồn tại những khó khăn, vướng mắc thì cần trình bày rõ trong báo cáo.
Kiến nghị
Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
Chủ thể nộp báo cáo, nơi nộp báo cáo
Chủ thể nộp báo cáo: nhà đầu tư, tổ chức kinh tế nộp báo cáo.
Nơi nộp: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Thông tin về dự án
Đầu tiên, báo cáo cần ghi rõ các thông tin về dự án bao gồm các dữ liệu sau:
Tên dự án;
Chủ đầu tư;
Tổ chức tư vấn lập dự án;
Mục tiêu của dự án;
Quy mô, công suất;
Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính;
Địa điểm dự án;
Diện tích sử dụng đất;
Hình thức quản lý dự án;
Các mốc thời gian về dự án;
Số, ngày phê duyệt quyết định đầu tư;
Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
Tổng mức đầu tư;
Quyết định đầu tư: số, ngày, tên cơ quan phê duyệt.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong đó: Vốn nhà nước tham gia Dự án; Tổng vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn vay);
Phương án tài chính;
Thông tin về doanh nghiệp dự án: Tên doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (số, ngày cấp, tên cơ quan cấp); Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật.
Tình hình khai thác vận hành dự án
Thứ nhất, thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
Thứ hai, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dự án:
Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội…).
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).
Tác động của dự án đến phát triển kinh tế – xã hội.
Doanh thu hàng năm, doanh thu lũy kế đến thời điểm báo cáo, tình hình trả nợ vốn chủ sở hữu, vốn vay,… so sánh với phương án tài chính trong hợp đồng đã ký.
Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).
Sơ bộ tình hình tài chính doanh nghiệp (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,…, phân tích, đánh giá so với kỳ báo cáo trước liền kề)
Nếu dự án tồn tại những khó khăn, vướng mắc thì cần trình bày rõ trong báo cáo.
Kiến nghị
Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
Chủ thể nộp báo cáo, nơi nộp báo cáo
Theo quy định tại Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP và Thông tư 50/2022/TT-BGTVT thì:
Chủ thể nộp báo cáo: nhà đầu tư.
Nơi nộp: Bộ Giao thông vận tải
Thời hạn nộp báo cáo
Theo quy định tại Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP thì thời hạn nộp báo cáo là:
Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Trên đây là những tư vấn của Luật Việt An về báo cáo giám sát, đánh định kỳ giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư, nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!