Lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu (trademark)

Thương hiệu (thuật ngữ pháp lý là nhãn hiệu – trademark) là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt các loại hàng hoá, dịch vu của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đó là sự tin tưởng mà người dùng gắn lên hàng hoá. Bảo hộ thương hiệu hay bảo hộ nhãn hiệu hiệu là thủ tục hành chính đề  nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó. Vậy lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc này cho khách hàng.

Quyền đối với thương hiệu được xác lập từ thời điểm nào?

Theo Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, quyền đối với thương hiệu được xác lập từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ trên cơ sở đăng ký bảo hộ. Do đó, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu là cơ sở để xác lập quyền đối với thương hiệu.

Chủ thể nào có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Người được chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Lưu ý về đồng chủ sở hữu: Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Là cơ sở để xác lập quyền đối với nhãn hiệu

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Khi đăng ký nhãn hiệu, giúp chủ sở hữu đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với nhãn hiệu đó. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường, góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu có đầy đủ quyền và tài liệu hợp pháp để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nhãn hiệu của mình trên thị trường.

Ngăn chặn, bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm quyền

  • Ngăn chặn việc sao chép và bắt chước: Khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu sẽ có quyền ngăn chặn các bên khác sao chép, bắt chước hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
  • Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc để chứng minh hành vi xâm phạm.

Tạo niềm tin, uy tín, tăng giá trị thương hiệu

  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp tạo ra niềm tin và uy tín với khách hàng, đặc biệt là khi nhãn hiệu của bạn được bảo hộ, khách hàng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Bảo hộ nhãn hiệu giúp tăng giá trị thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng và giới kinh doanh. Nếu nhãn hiệu của bạn được đánh giá cao, giá trị thương hiệu sẽ tăng lên và có thể trở thành tài sản có giá trị của công ty.

Tăng khả năng thương mại hóa thương hiệu

  • Bảo hộ nhãn hiệu cũng giúp chủ sở hữu có thể chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu và thương mại hóa tài sản này để có thể đầu tư hoặc huy động vốn. Khi bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu tăng độ tin tưởng khi thương lượng, chuyển nhượng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác thông qua hợp động li-xăng
  • Khả năng gia tăng doanh số: Bảo hộ nhãn hiệu giúp định hình và tăng cường thương hiệu, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và trở nên phổ biến hơn trên thị trường.
  • Thuận lợi trong đàm phán hợp đồng: Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn hiệu của mình làm một yếu tố quan trọng trong đàm phán hợp đồng kinh doanh với các đối tác.
  • Cơ hội tiếp cận tài nguyên đầu tư: Bảo hộ nhãn hiệu cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên đầu tư để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

  • Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
  • Khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, thì giúp cho chủ sở hữu có một chỗ đứng trên thị trường, khi người khác không sử dụng được sáng chế mà mình đã được pháp luật bảo hộ, giảm được những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Việc cá nhân, tổ chức chủ động nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu của mình sẽ giúp giảm thiểu, ngăn chặn được tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ được quyền lợi của mình.
  • Hơn nữa, việc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đã được đăng ký giúp cho người sử dụng yên tâm hơn trong quá trình mua bán, thể hiện được mong muốn gắn bó và phát triển lâu dài của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu này.

Rủi ro pháp lý khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu

Rủi ro pháp lý khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu

Mất quyền đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất.

Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.

Không có căn cứ chứng minh quyền khi bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Đồng thời theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP, một trong những căn cứ xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu là người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền.  Do đó, nếu không đăng ký nhãn hiệu, khi có hành vi xâm phạm thì sẽ không có đủ căn cứ chứng minh quyền để xác định hành vi xâm phạm.

Nguy cơ thương hiệu bị làm giả

  • Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.
  • Hiện nay, hiện tượng hàng giả hàng nhái diễn ra ngày càng phổ biến. Việc đăng ký nhãn hiệu là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ khỏi nguy cơ bị làm giả thương hiệu.

Tiềm ẩn ruỉ ro vi phạm nhãn hiệu của người khác

Do chủ quan sử dụng nhãn hiệu nhưng không tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi sử dụng, nhiều khi người sử dụng không ý thức được sự rủi ro là thương hiệu mình đáng sử dụng có thể đang vi phạm nhãn hiệu của chủ thể đã được cấp văn bẳng bảo hộ dẫn tới nguy cơ bị kiện, đòi bồi thường thiệt hại và buộc phải thay đổi nhãn hiệu đã sử dụng dẫn tới các ruit ro và tổn thất khó lường trước.

Lưu ý tra cứu thông tin trước khi đăng ký thương hiệu

Một trong những điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Do đó, việc tra cứu các thông tin trước khi đăng ký thương hiệu có ý nghĩa quan trọng, tránh nguy cơ nhãn hiệu bị trùng lặp không được bảo hộ, vi phạm hoặc xung đột quyền, tốn kém thời gian, chi phí.

Có 02 hình thức tra cứu nhãn hiệu đó là tra cứu nhãn hiệu online và tra cứu nhãn hiệu trực tiếp với đội ngủ chuyên viên tại Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam.

Tra cứu dữ liệu trực tuyến qua website từ dữ liệu trực tuyến của Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam

  • Bước 1: Truy cập vào website của Cựu Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn
  • Bước 2: Nhập dữ liệu nhãn hiệu/thương hiệu cần tìm
  • Bước 3: Cá nhân, tổ chức tiến hành tra cứu nhãn hiệu và thương hiệu cần tìm

Tra cứu nhãn hiệu trực tiếp cùng với đội ngũ chuyên viên tại Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam

Nếu như cá nhân, tổ chức không muốn thực hiện theo cách trực tuyến ( online) thì các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành thực hiện tra cứu nhãn hiệu/thương hiệu trực tiếp cùng với chuyên viên tại Cục sở hữu Trí Tuệ Việt Nam.

  • Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chuyên sâu, khách hàng cần phải ủy nhiệm cho một tổ chức chuyên nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ (như Luật Việt An) để cùng hợp tác với chuyên gia trong việc nộp hồ sơ tra cứu nhãn hiệu. Chuyên viên sẽ tiến hành tra cứu trực tiếp trên hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi thực hiện cách này, cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả được trả sau khi tra cứu với độ chính xác đến 90%.
  • Lưu ý: Tra cứu bằng hình thức trực tiếp sẽ mất phí tra cứu.

Trên đây là những tư vấn về Lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Qúy khách hàng có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO