Bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần

Bảo vệ cổ đông thiểu số trong CTCP luôn là một vấn đề được pháp luật doanh nghiệp quan tâm. Một trong những biện pháp bảo vệ cổ đông thiểu số trong CTCP được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định là phương thức bầu dồn phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, các cổ đông thiểu số chưa có nhiều kiến thức về phương thức này và trên hết, họ không dám vận dụng phương thức này vào các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong bài viết này, Công ty Luật – Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt An sẽ cung cấp những tư vấn pháp lý cơ bản về phương thức bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần.

Thành lập công ty cổ phẩn

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Khái niệm bầu dồn phiếu

Bầu dồn phiếu là một phương thức bỏ phiếu đặc biệt áp dụng trong Công ty cổ phần. Theo đó, đối với việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát, mỗi cổ đông sẽ có tổng số phiếu biểu quyết bằng số cổ phần mình nắm giữ nhân với tổng số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát.

Khi biểu quyết, các cổ đông có quyền tự do sử dụng số phiếu biểu quyết của mình, có thể dồn hết số phiếu biểu quyết cho một ứng viên hoặc chia số phiếu biểu quyết thành nhiều phần cho một số ứng viên. Bằng cách thức này, quyền biểu quyết của mỗi cổ đông được nhân lên rất nhiều lần, do đó các cổ đông tối thiểu sẽ tăng thêm quyền điều hành và kiểm soát Công ty.

Các trường hợp bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp sẽ tiến hành bầu dồn phiếu theo đó: Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, bầu dồn phiếu sẽ được tiến hành trong các trường hợp sau:

  • Bầu thành viên Hội đồng quản trị
  • Bầu thành viên Ban kiểm soát.

Như vậy, phương thức này chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

  • Thứ nhất, Điều lệ không có quy định phương thức bầu khác. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp không bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng phương thức bầu dồn phiếu trong việc bầu thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, mà chỉ mang tính khuyến khích áp dụng. Do đó, trường hợp, Doanh nghiệp có quy định phương thức bỏ phiếu khác trong Điều lệ thì sẽ áp dụng theo Điều lệ.
  • Thứ hai, chỉ áp dụng phương thức bầu dồn phiếu trong việc bầu các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc của Ban kiểm soát.

Cách thức để tiến hành bầu dồn phiếu

Bước 1: Xác định tổng số phiếu bầu cử của cổ đông (hoặc đại diện cổ đông ủy quyền)

Tổng số quyền bầu cử của cổ đông/đại diện cổ đông được xác định theo công thức sau:

Tổng số phiếu bầu cử = Tổng số cổ phần sở hữu hoặc đại diện ủy quyền x Số thành viên được bầu

Ví dụ: Số lượng thành viên bầu vào HĐQT là 05 người, bầu vào BKS là 03 người. Ông X là cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, số phiếu bầu cử HĐQT của ông X là 1.000 x 5 = 5.000 phiếu bầu và phiếu bầu cử BKS là 1.000 x 3 = 3.000 phiếu bầu.

Bước 2: Cách ghi phiếu bầu

Cổ đông có quyền phân phối toàn bộ hoặc một phần nhưng không vượt quá tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng viên, trong đó số lượng phân phối cho mỗi ứng viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào sự tín nhiệm đối với ứng viên đó.

Theo ví dụ trên thì khi bầu thành viên HĐQT, ông X có quyền chia tổng số quyền bầu cử của mình là 5.000 phiếu bầu cho:

Một ứng viên (toàn bộ phiếu được bầu cho 1 ứng viên)

STT Họ và tên Số phiếu bầu
1 Ông A 5.000
2 Bà B 0
3 Ông C 0
4 Ông D 0
5 Bà E 0
Tổng cộng: 5.000

Nhiều ứng viên

STT Họ và tên Số phiếu bầu
1 Ông A 3.000
2 Bà B 1.000
3 Ông C 1.000
4 Ông D 0
5 Bà E 0
Tổng cộng: 5.000

Hoặc ông X có thể phân chia số phiếu bầu đều nhau để bầu cho các ứng viên

STT Họ và tên Số phiếu bầu
1 Ông A 1.000
2 Bà B 1.000
3 Ông C 1.000
4 Ông D 1.000
5 Bà E 1.000
Tổng cộng: 5.000

Lưu ý:

  • Ông X chỉ có thể sử dụng bằng hoặc ít hơn 5.000 phiếu bầu để bầu cho các ứng viên. Nếu dùng quá 5.000 phiếu bầu là phiếu không hợp lệ.
  • Có thể bỏ trống hoặc ghi số 0 vào ô không bầu cho các ứng viên.
  • Trường hợp bầu không hợp lệTrường hợp bầu không hợp lệ Trường hợp bầu không hợp lệ:
STT Họ và tên Số phiếu bầu
1 Ông A 1.000
2 Bà B 1.000
3 Ông C 1.000
4 Ông D 2.000
5 Bà E 2.000
Tổng cộng: 7.000

Bước 3: Tổng hợp phiếu bầu và xác định người trúng cử thành viên HĐQT hoặc BKS

  • Tổ kiểm phiếu sẽ tiến hành tổng hợp các phiếu bầu hợp lệ và tính số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên.
  • Nguyên tắc xác định người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên: xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Vai trò của phương thức bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần

Vai trò lớn và quan trọng nhất của phương thức này là cân bằng và hài hòa quyền lực chi phối công ty giữa các cổ đông, cụ thể tăng quyền chi phối của các cổ đông nhỏ và giảm quyền chi phối của nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ phần.

Chẳng hạn với cách bầu dồn phiếu:

  • Đối với nhóm cổ đông lớn: Nếu bầu 2 – 3 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm sở hữu 49% số phiếu bầu luôn có khả năng bầu được 1 ứng viên. Nếu bầu 8 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm 49% luôn có khả năng bầu được 4 người, chiếm 50%.
  • Đối với nhóm cổ đông thiểu số: Nếu bầu 1 – 2 thành viên Hội đồng quản trị, nhóm cổ đông sở hữu 30% sẽ không đủ điều kiện để bầu được bất cứ thành viên nào, nhưng nếu bầu 7 thành viên thì lại có đủ điều kiện để bầu được 2 người. Và nếu như bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị, thì nhóm cổ đông chỉ cần sở hữu 10% cũng luôn có cơ hội bầu chọn được 1 thành viên.

Như vậy, nếu bầu dồn phiếu thì nhóm cổ đông sở hữu 10 – 20% cổ phần là đã có nhiều khả năng bầu được người đại diện của mình. Còn nếu bầu thông thường thì thậm chí nhóm cổ đông sở hữu tới trên 49% cũng dễ có nguy cơ không có đại diện nào trong Hội đồng quản trị. Đây là “tổn thất” rất lớn đối với nhóm cổ đông thiểu số, là đi ngược lại quan điểm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và cổ đông thiểu số của tinh thần Luật Doanh nghiệp 2020.

So sánh với cách thức bầu khác trong công ty cổ phần:

Tiêu chí Phương thức bầu dồn phiếu Phương thức bầu thông thường
Khái niệm Mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu của mình cho mỗi ứng cử viên.
Trường hợp áp dụng Áp dụng cho các cuộc họp ĐHĐCĐ với nội dung bầu thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát. Áp dụng cho các cuộc họp ĐHĐCĐ thông thường, trường hợp áp dụng với nội dung bầu thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát chỉ khi Điều lệ có quy định cụ thể.
Ưu điểm Bảo vệ tốt hơn quyền chi phối công ty của cổ đông nhỏ và thiểu số. Nhóm cổ đông thiểu số càng có nhiều cơ hội bầu được số ứng viên sát với tỷ lệ biểu quyết của mình. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần sẽ có quyền chi phối công ty nhiều hơn, và ngược lại.
Nhược điểm Pha loãng quyền lực của các cổ đông đối với việc bầu thành viên HĐQT và BKS, đặc biệt là nhóm cổ đông lớn. Số người trúng cử hoàn toàn phụ thuộc vào số phiếu bầu của một nhóm sở hữu đa số cổ phần có quyền biểu quyết trong mọi trường hợp.

Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp;
  • Soạn thảo, nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư;
  • Rà soát, soạn thảo các Hợp đồng của doanh nghiệp;
  • Nghiên cứu, tư vấn các vấn đề phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, … trong doanh nghiệp;
  • Đại diện cho quý khách hàng trong việc đàm phán, thương lượng, hòa giải liên quan đến doanh nghiệp;

Quý khách có nhu cầu tư vấn về phương thức bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến công ty, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.Quý khách có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn hiệu quả và nhanh chóng nhất.

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title