Cấp phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm
Nhu cầu bảo vệ tài chính của người dân và doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng, dẫn đến thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm tư nhân, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh bởi chế định riêng so với doanh nghiệp thông thường. Do vậy trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày về các điều kiện, thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện một cách thuận lợi.
Căn cứ pháp lý
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
Nghị định số 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Thông tư 110/2002/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 150/2016/TT-BTC.
Công ty cổ phần bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của chủ thể kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để chủ thể kinh doanh bảo hiểm thực hiện tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Công ty kinh doanh bảo hiểm có thể được tổ chức dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần. Bài viết này tập trung đến hình thức công ty cổ phần bảo hiểm, bao gồm công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ và công ty cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ.
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) cấp và điều chỉnh. Để được cấp phép, cá nhân, tổ chức đề nghị cần đáp ứng các điều kiện luật định sau:
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn
Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp, chẳng hạn như cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước, người không đủ năng lực hành vi dân sự.
Phải góp vốn điều lệ bằng Đồng Việt Nam và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
Cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ công ty cổ phần bảo hiểm.
Ngoài các điều kiện chung, riêng đối với loại hình công ty cổ phần, Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 còn yêu cầu có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Đối với nhóm cổ đông tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện về tài chính quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Hoạt động hợp pháp và kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới cần đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn.
Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài
Là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài;
Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
Có tổng tài sản tối thiểu 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
Cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam;
Có thể ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài đáp ứng điều kiện về tổng tài sản tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Đối với cổ động là tổ chức Việt Nam
Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến được thành lập
Doanh nghiệp xin cấp phép phải đảm báo số vốn pháp định (hay vốn điều lệ tối thiểu) theo quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Loại hình
Vốn điều lệ tối thiểu
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
750 tỷ đồng
kèm bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí
1000 tỷ đồng
Kèm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí
1300 tỷ đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
400 tỷ đồng
Kèm bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh
450 tỷ đồng
Kèm bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh
500 tỷ đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
400 tỷ đồng
Đơn vị: VND
Như vậy so với quy định cũ tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì mức vốn điều lệ tối thiểu đã tăng với mức tăng trung bình là 100 tỷ đồng cho mỗi loại hình kinh doanh bảo hiểm.
Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP
Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hoá lãnh sự;
Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng;
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Hồ sơ cấp phép
Tổ chức cá nhân xin cấp phép nộp 03 bộ hồ sơ (01 bộ bản chính, 02 bộ bản sao) quy định tại Điều 13 Nghị định 46/2023/NĐ-CP đến Bộ Tài chính. Riêng đối với hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh
Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định theo mẫu Phụ lục 1 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Dự thảo điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.
Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đề nghị cấp Giấy phép;
Bản sao giấy tờ pháp lý; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức kèm theo xác nhận số dư tài khoản đối với cá nhân hoặc bản sao Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đối với tổ chức để chứng minh năng lực tài chính và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài góp vốn đặt trụ sở chính xác nhận về việc đáp ứng các điều kiện;
Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng;
Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép;
Biên bản họp của các cổ đông về việc góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông và cổ đông sáng lập và thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật.
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Thủ tục cấp phép
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp phép
Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính;
Hoặc gửi qua hệ thống bưu điện
Nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.
Bước 2: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)
Bước 3: Chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày, Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 06 tháng kể từ ngày thông báo. Thông báo bổ sung có thể được yêu cầu nhiều lần nhưng tổng thời gian sửa đổi tối đa là 12 tháng.
Bước 4: Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: 60 ngày (Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động)
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ và đã có thời hạn sửa đổi mà chủ đầu tư không sửa đổi hoặc sửa đổi bổ sung chưa hợp lý, Bộ Tài chính ra văn bản từ chối cấp Giấy phép.
Lệ phí cấp giấy phép thành và hoạt động bảo hiểm
Theo quy định của Thông tư 110/2002/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép hiện hành được quy định như sau: