Tại sao nên thành lập công ty cổ phần?

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mô hình công ty cổ phần được ngày càng được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để đầu tư thành lập, xây dựng mở rộng quy mô. Thực tế, mỗi mô hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Vậy tại sao nên thành lập công ty cổ phần, công ty cổ phần có những ưu điểm gì có thể thu hút các doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình? Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp câu hỏi: Tại sao nên thành lập công ty cổ phần?

Đặc trưng của công ty cổ phần tại Việt Nam

Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó có những đặc điểm cơ bản dưới đây:

Đặc trưng của công ty cổ phần tại Việt Nam

Tại sao nên thành lập công ty cổ phần?

Về khả năng huy động vốn

Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt. Giống như các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Ngoài ra công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán, cụ thể:

  • Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Khi cần mở rộng quy mô hoặc đầu tư vào các dự án lớn, công ty có thể quyết định phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn từ cổ đông mới. Việc góp thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu giúp công ty cổ phần tăng cường nguồn lực tài chính mà không tăng nợ.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác.
  • Công ty cổ phần thường có khả năng vay vốn từ ngân hàng dễ dàng hơn so với các hình thức kinh doanh khác, do có khả năng cung cấp tài sản như cổ phiếu hoặc quyền sở hữu công ty làm đảm bảo cho khoản vay.

Về chuyển nhượng vốn

Các cổ đông trong công ty cổ phần thường có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thông qua hình thức bán hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ bên thứ ba nào trên cơ sở đáp ứng giới hạn theo Điều lệ và luật định.

  • Cổ đông thường: Được tự do chuyển nhượng cổ phần (ngoại trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết) cho bất cứ ai
  • Cổ đông sáng lập: Được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác hoặc cá nhân không phải cổ đông sáng lập nếu đại hội đồng cổ đông đồng ý (trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
  • Phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng.

Về cổ đông công ty

Thành viên công ty cổ phần được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.

Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty cổ phần có quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa thuận lợi khi mở rộng kinh doanh, có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.

Ngoài ra, đặc điểm của công ty cổ phần cũng giúp thu hút các cổ đông:

  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty, tất cả các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu được đầu tư. Xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty so với các cổ đông nên công ty có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
  • Thủ tục chuyển nhượng dễ dàng, thu hút được nhiều đối tượng góp vốn vào công ty. Tùy từng loại cổ đông mà sẽ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Thực chất, cổ phiếu do công ty phát hành là hàng hóa nên cổ đông có thể tự do chuyển nhượng. Hơn nữa, trách nhiệm của cổ đông giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi muốn rút vốn góp thì thực hiện dễ dàng.

Về cơ chế quản lý

Công ty cổ phần được xây dựng với một cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông và tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý được chia theo 2 mô hình để dễ tổ chức và quản lý.

Mô hình 1

Mô hình 1 - tổ chức và quản lý công ty Cổ phần

Mô hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có ít hơn 11 cổ đông và khi tổng số cổ phần mà các tổ chức sở hữu chiếm dưới 50% thì không buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

Mô hình 2

Mô hình 2 - tổ chức và quản lý công ty Cổ phần

Trong đó Ban kiểm toán nội bộ thuộc sự quản lý của Hội đồng quản trị, có ít nhất 20% thành viên của Hội đồng quản trị được đặt làm thành viên độc lập và thực hiện chức năng tổ chức kiểm soát và giám sát trong quá trình điều hành và quản lý của công ty.

Do đó, công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu cũng như cơ chế quản lý, trong mô hình tổ chức của công ty cổ phần sự quản lý được tập trung cao vào Ban Giám đốc mà không được phân bổ đều cho tất cả các cổ đông. Giám đốc chính là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần và đồng thời là người chịu trách nhiệm về việc điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.

Về khả năng hoạt động

  • Công ty cổ phần thường có khả năng hoạt động rất đa dạng và linh hoạt trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Công ty có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, từ sản xuất và kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư vào các dự án và thậm chí tham gia vào các hình thức hợp tác và liên doanh.
  • Công ty cổ phần có hoạt động kinh doanh không phụ thuộc vào các cổ đông vì công ty có tư cách pháp nhân độc lập. Nếu có bất kỳ sự rút lui hay sự phá sản nào của cổ đông thì công ty vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Từ đó, bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định.

Khi nào nên thành lập công ty cổ phần?

Khách hàng có thể lựa chọn thành lập công ty cổ phần nếu thuộc các trường hợp:

  • Nếu doanh nghiệp có từ 03 thành viên là cá nhân, tổ chức góp vốn trở lên muốn kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn và có định hướng phát triển đa ngành nghề.
  • Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều cổ đông, nhiều vốn, khả năng tiếp cận nguồn khách hàng cao và muốn đưa công ty lên sàn chứng khoán.
  • Nếu muốn thành lập công ty mà chỉ chịu trách nhiệmvề nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp, có cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

Đặc biệt một số ngành nghề phải lựa chọn hình thức thành lập công ty cổ phần để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của ngành nghề như trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng khi doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành cùng Quyết định 27/2018/QĐ-TTg .

  • Công ty chứng khoán (Khoản 74 Luật Chứng khoán 2019)
  • Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Khoản 74 Luật Chứng khoán 2019)
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)
  • Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm (Khoản 1 Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP)
  • Ngân hàng thương mại trong nước (Khoản 1 Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2024)
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước (Khoản 3 Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2024)

Một số nhược điểm của công ty cổ phần

Về chuyển nhượng vốn

  • Khi các cổ đông chuyển nhượng cổ phần phải có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty, gây rủi ro hơn cho các cổ đông sáng lập vì cần phải lưu giữ các hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của mình để miễn trừ trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.

Về cơ chế quản lý

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần sẽ không thể hiện rõ danh sách và thông tin của từng cổ đông sáng lập. Cho nên công ty phải lập sổ cổ đông để tự theo dõi tình hình cổ đông góp vốn của công ty.

Về khả năng hoạt động

  • Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên.
  • Dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp vì khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định (quyết định về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh,… đều phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông).
  • Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn khiến trong một số trường hợp công ty bị giảm sút niềm tin trước đối tác và khách hàng.

Về việc thành lập

Việc thành lập công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. Một số ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần, vì có giới hạn về ngành nghề đăng ký kinh như: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, luật,…

Dịch vụ tư vấn thành lập, hoạt động của công ty cổ phần tại Công ty Luật Việt An

  • Hỗ trợ, tư vấn những lý do tại sao nên thành lập công ty cổ phần thông qua các đặc điểm của mô hình;
  • Hỗ trợ, tư vấn quy trình và thủ tục thành lập công ty cổ phần;
  • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc thành lập công ty cổ phần;
  • Soạn thảo và đại diện tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến thành lập công ty cổ phần.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu về mặt pháp lý liên quan công ty cổ phần, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO