Biện pháp tạm dừng hải quan

(Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam)

Biện pháp tạm dừng hải quan theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là một trong các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Theo đó, biện pháp này sẽ được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan nói riêng cũng như các biện pháp kiểm soát hải quan đối với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung được áp dụng thông qua các phương thức nghiệp vụ chuyên biệt do do cơ quan hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan trong trong địa bàn hoạt động hải quan.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Luật Hải quan 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực hải quan;
  • Thông tư 13/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 13/2020/NTT-BTC.

Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ bị chủ thể khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ như trong trường hợp trên có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng biện pháp tạm dừng hải quan theo thủ tục như sau.

Nộp đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:

Trường hợp Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) chưa chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan gồm:

  • Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02-SHTT ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BTC;
  • Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo bằng 20% giá trị lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết giá trị lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khác do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
  • Chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Trường hợp Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) đã có văn bản thông báo chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan gồm:

  • Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02-SHTT ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BTC;
  • Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo bằng 20% giá trị lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết giá trị lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khác do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
  • Chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Thời hạn xử lý hồ sơ yêu cầu

  • Chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận đủ bộ hồ sơ nêu trên, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu chấp nhận đơn đề nghị.
  • Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm dừng. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể gia hạn với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh. Thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm dừng.

Trách nhiệm của Chi cục Hải quan

Trong thời gian tạm dừng hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Yêu cầu chủ hàng, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự….).
  • Trưng cầu giám định tại tổ chức giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ để xác định các dấu hiệu xâm phạm về sở hữu trí tuệ.
  • Đề nghị các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để giám định.
  • Tiến hành việc giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy cần thiết.
  • Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
  • Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời trong trường hợp lô hàng tạm dừng có giá trị lớn; hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng; vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế; vụ việc có phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.

Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời các công việc sau:

  • Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
  • Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính trên cơ sở kết luận giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ (trong trường hợp trưng cầu giám định); ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp lấy ý kiến cơ quan chuyên môn); tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp cung cấp;
  • Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
  • Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở trí tuệ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, Chi cục Hải quan hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền đã nộp theo khoản 3 Điều 74, khoản 3 Điều 76 Luật Hải quan và thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp hành chính để xử lý đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và hàng hóa sao chép lậu theo quy định tại khoản 4 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan nơi ban hành Quyết định xử lý vi phạm có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp các thông tin sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; nhà xuất khẩu, người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu; bản mô tả hàng hóa; số lượng hàng hóa; nước xuất xứ của hàng hóa nếu biết.
  • Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng;
  • Thực hiện theo ý kiến của Tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự;
  • Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ có liên quan xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan;
  • Dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ Luật hình sự.

Dịch vụ của Luật Việt An trong lĩnh vực Biện pháp tạm dừng hải quan theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO