Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu du lịch, hưởng thụ, khám phá những vùng miền mới cũng theo đó theo đó mà tăng cao. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và có tiềm năng phát triển. Để kinh doanh du lịch doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ)
Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm ngành du lịch gồm :
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Đại lý du lịch
7911
2.
Điều hành tua du lịch. Chi tiết:
Kinh doanh lữ hành nội địa;
Kinh doanh lữ hành quốc tế
7912
3.
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
7920
4.
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
5510
5.
Vận tải bằng xe buýt
4920
6.
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
4931
7.
Vận tải hành khách đường bộ khác.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
4932
Điều 4, điều 5, điều 6, điều 7 điều 8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
8.
Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
5011
Lưu ý: Do điều kiện xin giấy phép kinh doanh Lữ hành quốc tế cần ký quỹ 500 triệu đồng với Outbound và 250 triệu động với inbound, vì vậy doanh nghiệp nếu có mức vốn điều lệ thấp hơn mức ký quỹ thì cần làm tăng vốn điều lệ cùng với bổ sung ngành nghề.
Doanh nghiệp nên đăng ký các mã ngành vận tải và lưu trú là các hoạt động có liên hệ mật thiết với kinh doanh du lịch.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.
Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng
Bước 4: Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép vận tải
Trước khi hoạt động kinh doanh du lịch doanh nghiệp cần xin cấp phép kinh doanh lữ hành tại sở du lịch và tổng cục du lịch.
Trước khi kinh doanh dịch vụ vận tải doanh nghiệp cần xin giấy phép vận tải tại Sở giao thông vận tải.
Thông tin chi tiết và yêu cầu dịch vụ Bổ sung ngành nghề, xin giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép vận tải, quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty Luật Việt An để được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên tận tình, giàu kinh nghiệm.