Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển năng động như hiện nay, nhu cầu khởi nghiệp và nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến, mô hình đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được cơ chế vận hành độc lập là công ty TNHH một thành viên. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng các bước thành lập công ty TNHH một thành viên.
Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức cá nhận chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Bản sao căn cước, căn cước công dân, hộ chiếu của chủ sở hữu công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
Bản sao căn cước, căn cước công dân, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của chủ sở hữu là tổ chức;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho Luật Việt An).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như nêu trên, hồ sơ sẽ được nộp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Tài chính nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cách thức nộp như sau:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp hồ sơ bằng cách sử dụng chữ ký số hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;
Tổ chức, cá nhân kê khai thông tin theo hồ sơ bản giấy, đính kèm các văn bản dạng diện tử (định dạng pdf) và thực hiện thao tác nộp hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho người nộp hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
Bước 4: Nộp lại hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung (nếu có)
Sau khi nhận được thông báo sửa, đổi bổ sung hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ;
Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 5: Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Sau 60 ngày kể từ ngày ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà doanh nghiệp không sửa đổi: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống.
Bước 6: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty
Doanh nghiệp sau khi được giấy chứng nhận thì được công bố nội dung đăng ký thành lập công ty, bao gồm các thông tin:
Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Ngành nghề kinh doanh.
Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập công ty là bao lâu?
Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên phải nộp phí, lệ phí bao nhiêu?
Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC, tổ chức, cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên phải nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng.
Thủ tục sau thành lập công ty TNHH một thành viên
Khắc dấu công ty
Dấu của doanh nghiệp được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số. Doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu tới Sở Tài chính (Sở Kế hoạch và Đầu tư trước kia), mà dấu do doanh nghiệp tự làm và tự chịu trách nhiệm. Luật Việt An có thể hỗ trợ quý khách hàng khắc dấu với mức phí phù hợp nhất.
Kê khai thuế ban đầu cho công ty
Sau thành lập, công ty phải làm thủ tục thông báo và kê khai thuế ban đầu cho công ty tại cơ quan thuế quản lý như:
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
Kê khai tài khoản ngân hàng;
Khấu hao tài sản;
Đăng ký chế độ kế toán, hóa đơn, hóa đơn điện tử.
Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng tại bất kỳ ngân hàng nào, thủ tục mở tài khoản ngân hàng cũng khác nhau. Luật Việt An sẽ hỗ trợ quý khách hàng mở tài khoản ngân hàng tại một số ngân hàng nhất định.
Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính
Công ty bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở chính với các nội dung như:
Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Tài chính);
Tên công ty, mã số doanh nghiệp/mã số thuế;
Địa chỉ trụ sở chính;
Số điện thoại hoặc email (nếu có).
Các lưu ý khi thành lập công ty TNHH một thành viên
Một cá nhân được mở nhiều công ty TNHH một thành viên, tuy nhiên, phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với các công ty mà mình đang là chủ sở hữu để khi thành lập, cơ quan đăng ký kinh doanh không bắt buộc phải hoàn tất nghĩa vụ thuế;
Chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách cá nhân có thể đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu công ty có thể làm chủ tịch công ty, giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật. Nếu chủ sở hữu không muốn làm người đại diện theo pháp luật thì có thể thuê người khác làm, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật;
Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm góp đầy đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quá thời hạn trên mà chủ sở hữu công ty không góp đủ vốn thì phải đăng ký giảm vốn điều lệ với phòng đăng ký kinh doanh.